Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Kết nối tri thức Xác định ngôi kể, điểm nhìn được nhà văn lựa chọn và...

Xác định ngôi kể, điểm nhìn được nhà văn lựa chọn và ý nghĩa của ngôi kể...

Đọc đoạn trích và xác định xem người kể ở đây là nhân vật hay một người khác chứng kiến. Hướng dẫn Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 18 SGK Văn 12 Kết nối tri thức - Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 18 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Xác định ngôi kể, điểm nhìn được nhà văn lựa chọn và ý nghĩa của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện thực theo khám phá quan niệm của ông.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc đoạn trích và xác định xem người kể ở đây là nhân vật hay một người khác chứng kiến câu chuyện từ đó rút ra ý nghĩa trong quan niệm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Nhà văn đã dùng ngôi kể thứ ba để kể lại toàn bộ sự việc, hóa thân thành người chứng kiến toàn bộ câu chuyện

- Tác dụng:

+ Ngôi kể thứ ba cho phép tác giả có cái nhìn chân thực và toàn diện về các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện, đối với đoạn trích, ngôi kể này đã khắc họa lên sự thối nát của xã hội Đương thời thông qua các nhân vật. Đó là sự đểu cáng của Xuân, sự hèn nhát của các quan chứng nhà nước. Điều này giúp độc giả có cái nhìn tổng quan, không bị giới hạn bởi suy nghĩ hay cảm xúc của một nhân vật cụ thể, đánh giá được hiện thực mà nhà văn muốn phơi bày.

+ Ngôi kể thứ ba mở rộng khả năng của tác giả để thay đổi góc nhìn và chuyển đổi giữa các nhân vật. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về nhiều ý kiến, tâm trạng và suy nghĩ của các nhân vật. Trong đoạn trích, nhà văn đã cho độc giả thấy được diễn biến tâm trạng bực tức của Vua Xiêm khi tuyển thủ của mình sắp thua, sự lo lắng hớt hải của quan chức nhà nước cho đến sự khó hiểu của ông Văn Minh, tất cả đều được khắc họa rõ nét.

- Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng điểm nhìn toàn tri để diễn tả lại sự việc, đó là điểm nhìn khi người kể chuyện dùng ngôi thứ ba để kể nhưng họ biết nhiều hơn nhân vật, biết tất cả mọi điều.

- Tác dụng:

+ Việc sử dụng điểm nhìn toàn tri cho phép tác giả mô tả và đánh giá hiện thực từ nhiều góc độ từ đó phê phán và chỉ ra những vấn đề xã hội xuất hiện trong xã hội đương thời. Trong thời kì này “Cũ mới tranh nhau”, “Á - Âu xáo trộn” khiến cuộc sống lúc bấy giờ giống như một mớ hỗn độn tạp nham mà tác giả cho rằng đó là “cái xã hội đen tối, thối nát”. Điểm nhìn toàn tri sẽ giúp nhà văn vạch trần những mảng tối trong hiện thực đồng thời thể hiện sự khinh bỉ đối với xã hội lúc bấy giờ.

+ Điểm nhìn toàn tri giúp tác giả tránh được sự thiên lệch và chủ quan trong việc diễn đạt ý kiến. Điều này tạo ra một cái nhìn khách quan và đồng thời giúp độc giả tự tìm hiểu và đánh giá về hiện thực

Cách 2:

- Ngôi kể thứ ba - người kể chuyện hàm ẩn => ý nghĩa: người kể đứng ngoài câu chuyện, dẫn dắt người đọc theo từng tình tiết câu chuyện nhưng vẫn lồng ghép để bộc lộ được tư tưởng, quan niệm của nhà văn.

- Điểm nhìn trần thuật: Khách quan dựa theo cái nhìn của một người bên ngoài => ý nghĩa: để thể hiện được giọng điệu châm biếm, đả kích của nhà văn.

Cách 3:

- Ngôi kể: Nhà văn đã dùng ngôi kể thứ ba để kể lại toàn bộ sự việc, hóa thân thành người chứng kiến toàn bộ câu chuyện.

- Tác dụng:

+ Giúp tác giả có cái nhìn chân thực và toàn diện về các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện => Khắc họa sự thối nát của xã hội đương thời: sự đểu cáng của Xuân; sự hèn nhát của quan chức nhà nước.

+ Mở rộng khả năng của tác giả để thay đổi góc nhìn và chuyển đổi giữa các nhân vật. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng, suy nghĩ, tính cách của các nhân vật => Tâm trạng bức xúc của Vua Xiêm; thái độ lo lắng, bất an của quan chức nhà nước; thái độ ngơ ngác của ông Văn Minh.

- Điểm nhìn: Nhà văn sử dụng điểm nhìn toàn tri để diễn tả và khắc họa lại sự việc.

- Tác dụng:

+ Cho phép tác giả mô tả và đánh giá hiện thực từ nhiều góc độ, từ đó chỉ ra và phê phán những vấn đề xã hội xuất hiện trong xã hội đương thời,

+ Điểm nhìn toàn tri giúp tác giả tránh được sự thiên lệch và chủ quan trong việc diễn đạt ý kiến. Điều này tạo ra một cái nhìn khách quan và đồng thời giúp độc giả tự tìm hiểu và đánh giá về hiện thực.