Trang chủ Lớp 2 SGK Đạo đức lớp 2 - Kết nối tri thức Câu hỏi Khám phá trang 37 Đạo đức 2 – Kết nối...

Câu hỏi Khám phá trang 37 Đạo đức 2 - Kết nối tri thức: Em hãy nhận xét việc bảo quản đồ dùng gia đình của các bạn dưới đây?...

- Trực quan. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ thực tế.Trả lời câu hỏi Khám phá trang 37 SGK Đạo đức lớp 2 - Kết nối tri thức. Em hãy nhận xét việc bảo quản đồ dùng gia đình của các bạn dưới đây?...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Em hãy nhận xét việc bảo quản đồ dùng gia đình của các bạn dưới đây?

- Theo em, việc bảo quản đồ dùng gia đình có lợi ích gì?

- Kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình 1:

Bạn nhỏ trong hình đã biết bảo quản đồ dùng gia đình: lau dọn bếp sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Hình 2:

Bạn nhỏ tronh hình đã biết giúp đỡ bố mẹ treo quần áo lên móc, giữa quần áo luôn phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng.

Hình 3:

Advertisements (Quảng cáo)

Bạn nhỏ trong hình đã không bảo quản đồ dùng gia đình. Bạn nhỏ sau khi đã lấy đồ xong nhưng không đóng tủ lạnh. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến tủ lạnh, tốn điện và ảnh hưởng đến các thực phẩm bên trong tủ.

Hình 4:

Các thành viên trong gia đình đang lau tủ lạnh, bàn ghế, quạt để chúng được sạch sẽ và sử dụng tốt hơn, lâu bền hơn.

Hình 5:

Bạn nhỏ đang lau chùi bồn rửa mặt ở trong nhà tắm. Như vậy sẽ giúp bồn rửa mặt được sạch sẽ, tránh vi khuẩn.

Hình 6:

Hai bạn nhỏ đang nhảy trên bàn, làm như vậy sẽ làm bàn bẩn, nhanh hỏng và hai bạn nhỏ cũng có thể bị thương nếu ngã.

- Việc bảo quản đồ dùng trong gia đình sẽ giúp cho các đồ luôn sạch sẽ, gọn gàng, bền đẹp, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm chi phí. Từ đó, rèn luyện cho chúng ta tình gọn gàng, ngăn nắp, hình thành ý thức trách nhiệm bảo quản đồ dùng gia đình.

- Một số cách bảo quản đồ dùng gia đình:

+) Đồ dùng phòng khách: sắp xếp, giữ gìn, cốc chén sạch sẽ; lau chùi bàn ghế, tủ bằng khăn mềm ẩm thường xuyên; những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay cẩn thận khi sử dụng.

+) Đồ dùng phòng ngủ: sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngủ gọn gàng; dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.

+) Đồ dùng phòng bếp: sắp xếp ngăn nắp đúng vị trí; vệ sinh sau khi sử dụng; không dùng các loại đồ nhựa để đựng thức ăn nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

+) Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh: thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh, bồn rửa mắt sạch sẽ; sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước ở sàn để đảm bảo sự khô thoáng, tránh ẩm mốc và vi khuẩn.

Advertisements (Quảng cáo)