Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức Soạn bài Mùa nước nổi trang 12, 13 Tiếng Việt lớp 2...

Soạn bài Mùa nước nổi trang 12, 13 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức...

Đọc bài Mùa nước nổi và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 , 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức

MÙA NƯỚC NỔI

Câu 1. Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

– Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên, mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác

Câu 2. Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?

– Sông, nước

– Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ

– Cá

Trả lời:

– Sông, nước: Sông Cửu Long no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với dòng nước sông Cửu Long.

– Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ: như biết giữ lại phù sa quanh mình, nước lại trong dần.

– Cá: ròng ròng, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Câu 3. Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?

Advertisements (Quảng cáo)

– Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì: ngủ một đêm, sáng dậy, nước đã ngập lên những viên gạch, phải lấy ván lấy tre làm cầu.

Câu 4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

– Em thích nhất hình ảnh: Đồng ruộng, vườn tược vỏ cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhỏ, ta thấy có những đàn có ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Câu hỏi luyện tập

1. Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc?

dầm dề    rả rích    sướt mướt     dai dẳng

– Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc: Dầm dề

2. Tìm thêm từ ngữ tả mưa:

M: ào ào

– Tìm thêm từ ngữ tả mưa: tới tấp, táp, dầm dề, xối xả.