Bài 1
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 40 kg + 20 kg = ..... b) 30 kg + 7 kg = .....
60 kg – 20 kg = ...... 37 kg – 7 kg = .....
60 kg – 40 kg = ..... 37 kg – 30 kg = .....
Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi viết thêm đơn vị “kg” vào sau số vừa tìm được.
a) 40 kg + 20 kg = 60 kg b) 30 kg + 7 kg = 37 kg
60 kg – 20 kg = 40 kg 37 kg – 7 kg = 30 kg
60 kg – 40 kg = 20 kg 37 kg – 30 kg = 7 kg
Bài 2
Quan sát tranh rồi viết số tích hợp vào chỗ chấm.
a) Túi gạo cân nặng ..... kg.
Túi đường cân nặng ..... kg.
b) Cả túi gạo và túi đường cân nặng ..... kg.
Túi gạo nặng hơn túi đường ..... kg.
- Túi gạo cân nặng bằng 1 kg + 5 kg = 6 kg.
- Túi đường cân nặng bằng 1 kg + 2 kg = 3 kg.
- Cả túi gạo và túi đường cân nặng bằng 6 kg + 3 kg = 9 kg.
- Túi gạo nặng hơn túi đường là 6 kg – 3 kg = 3 kg.
a) Túi gạo cân nặng 6 kg.
Túi đường cân nặng 3 kg.
b) Cả túi gạo và túi đường cân nặng 9 kg.
Advertisements (Quảng cáo)
Túi gạo nặng hơn túi đường 3 kg.
Bài 3
Có ba bao thóc, bao thứ nhất nặng hơn bao thứ hai 10 kg, bao thứ hai nặng hơn bao thứ ba 10 kg.
a) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Bao thóc nào nặng nhất?
A. Bao thứ nhất.
B. Bao thứ hai.
C. Bao thứ ba.
- Bao thóc nào nhẹ nhất?
A. Bao thứ nhất.
B. Bao thứ hai.
C. Bao thứ ba.
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết bao thứ hai cân nặng 50 kg. Khi đó:
- Bao thứ nhất cân nặng...... kg.
- Bao thứ ba cân nặng ...... kg.
a) Sử dụng tính chất bắc cầu để suy ra bao nào nặng nhất, bao nào nhẹ nhất.
b) Bao thứ nhất cân nặng 50 kg + 10 kg = 60 kg.
Bao thứ ba nặng 50 kg – 10 kg = 40 kg.
a)
b) Biết bao thứ hai cân nặng 50 kg. Khi đó:
- Bao thứ nhất cân nặng 60 kg.
- Bao thứ ba cân nặng 40 kg.