Trang chủ Lớp 3 Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều Thực hành xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3...

Thực hành xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3 Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều: Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây...

Giải thực hành, xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3 SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều - Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Question - Câu hỏi/Đề bài

1. Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây:

2. Nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà.

Dựa vào các nguyên nhân dễ gây cháy nhà để xác định các vật dễ gây cháy (bàn là, bếp gas, bếp điện,…) sau đó tìm hiểu thông tin về cách phòng cháy (từ kiến thức cá nhân, người thân, bạn bè, các nguồn trên internet,…)

Answer - Lời giải/Đáp án

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà em 

Một số thông tin về cách phòng cháy

1

Bếp ga

- Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Trông coi bếp trong suốt quá trình đun nấu.

- Nấu xong, khóa bình ga và tắt bếp.

- Không để trẻ nhỏ sử dụng bếp ga.

2

Bàn là

Advertisements (Quảng cáo)

- Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Sử dụng bàn là cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo.

- Ngắt điện ngay khi không sử dụng.

- Không để trẻ em sử dụng bàn là.

3

Xăng

- Tránh để xăng gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Khi rót, chiết xăng cần dọn sạch vật dụng chiết, tách.

- Để xa tầm tay trẻ em.

4

Thuốc lá

- Tránh hút thuốc cạnh các đồ dễ bắt lửa.

- Cần có gạt tàn và chỉ gạt tàn thuốc vào đó.

2. Những thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà là:

- Tránh để các vật dụng có nguy cơ cháy nổ gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Luôn tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài.

- Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.

- Không vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

- Lắp đặt các hệ thống tự ngắt điện và cảnh báo cháy nổ trong gia đình.