Câu 1
Người ta sử dụng 9 nan gỗ để ghép thành một tấm phản. Mỗi nan gỗ có dạng hình chữ nhật với chiều rộng
7 cm và chiều dài 130 cm. Hỏi diện tích tấm phản là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông (bỏ qua khoảng hở giữa các nan gỗ)?
Bước 1: Diện tích của một nan gỗ = Chiều dài x chiều rộng
Bước 2: Diện tích của tấm phản = Diện tích của một nan gỗ x 9
Diện tích một nan gỗ là:
130 x 7 = 910 (cm2)
Diện tích của tấm phản là:
910 x 9 = 8 190 (cm2)
Đáp số: 8 190 cm2
Câu 2
Hình M gồm hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật DEGH (như hình vē).
a) Tính diện tích mỗi hình chữ nhật có trong hình M.
b) Tính diện tích hình M.
a) Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
b) Diện tích hình M = diện tích hình chữ nhật ABCD + diện tích hình chữ nhật DEGH.
a) Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
7 x 4 = 28 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật DEGH là:
10 x 5 = 50 (cm2)
b) Diện tích hình H là:
Advertisements (Quảng cáo)
28 + 50 = 78 (cm2)
Đáp số: a) 28 cm2
50 cm2
b) 78 cm2
Câu 3
Mai, Nam và Việt cắt được ba mảnh giấy có kích thước như hình vẽ dưới đây. Biết mảnh giấy Việt cắt được có chu vi bằng mảnh giấy Nam cắt được nhưng diện tích bé hơn.
Tô màu vàng vào mảnh giấy Việt cắt được, màu xanh vào mảnh giấy Nam cắt được và màu đỏ vào mảnh giấy Mai cắt được.
- Tính chu vi, diện tích mỗi mảnh giấy đã cắt được.
- Dựa theo yêu cầu đề bài tô màu vào mảnh giấy của mỗi bạn.
- Mảnh giấy có chiều dài 10 cm và chiều rộng 8 cm:
Chu vi mảnh giấy là (10 + 8) x 2 = 36 (cm).
Diện tích mảnh giấy là 8 x 10 = 80 (cm2).
- Mảnh giấy có chiều dài 9 cm và chiều rộng 8 cm:
Chu vi mảnh giấy là (9 + 8) x 2 = 34 (cm).
Diện tích mảnh giấy là 9 x 8 = 72 (cm2).
- Mảnh giấy hình vuông có cạnh 9 cm:
Chu vi mảnh giấy là 9 x 4 = 36 (cm).
Diện tích mảnh giấy là 9 x 9 = 81 (cm2).
Theo đề bài ta có:
- Mảnh giấy của Việt cắt được có chu vi bằng mảnh giấy Nam cắt được nhưng diện tích bé hơn nên mảnh giấy đầu tiên là của Việt và tô màu vàng.
- Mảnh giấy thứ hai là của Mai và tô màu đỏ.
- Mảnh giấy thứ ba là của Nam và tô màu xanh.