Trang chủ Lớp 4 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Cánh diều Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy: • Kể...

Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy: • Kể tên một số lễ hội truyền thống ở vùng Duyên hải miền Trung. • Trình......

Hướng dẫn giải Khám phá 3 Bài 12. Dân cư - hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung, Vùng duyên hải miền Trung sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 - Cánh diều. Xem đầy đủ hướng dẫn và lời giải dưới đây.

1. Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:

• Kể tên một số lễ hội truyền thống ở vùng Duyên hải miền Trung.

• Trình bày một số nét về một lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 12: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung (ảnh 4)

2. Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:

• Xác định trên lược đồ các di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung.

• Kể tên các di sản văn hóa vật thể, di sản tư liệu thế giới và một số di sản văn hóa phi vật thể ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 12: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung (ảnh 5)

Answer - Lời giải/Đáp án

1, 

• Yêu cầu số 1: Một số lễ hội truyền thống ở vùng Duyên hải miền Trung là: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

• Yêu cầu số 2: Nét chính về lễ hội: Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

2.  • Yêu cầu số 1: Xác định vị trí:

- Các di sản văn hóa vật thể:

+ Thành nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa.

+ Cố đô Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Phố cổ Hội An và Di tích Chăm Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam.

- Các di sản tư liệu: Mộc bản và châu bản triều Nguyễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

• Yêu cầu số 2:

- Các di sản văn hóa vật thể thế giới, gồm: thành nhà Hồ; Cố đô Huế; Phố cổ Hội An và Di tích Chăm Mỹ Sơn.

- Các di sản tư liệu thế giới, gồm: Mộc bản và châu bản triều Nguyễn;

- Di sản văn hóa thế giới phi vật thể, gồm: Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn); Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Nghệ thuật bài Chòi Trung Bộ...