Trang chủ Lớp 4 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Chân trời sáng tạo Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy...

Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên. b. Quan sát các hình......

Giải và trình bày phương pháp giải Khám phá 1 Bài 21. Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên, Chủ đề 5. Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 - Chân trời sáng tạo. Xem chi tiết câu hỏi, đáp án dưới đây.

a. Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

b. Quan sát các hình 3, 4 và đọc thông tin, em hãy cho biết người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì. Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

c. Quan sát các hình 5, 6 và đọc thông tin, em hãy nêu một số nét chính về lễ hội đua voi và lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

 

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Mô tả về nhà Rông:

+ Một trong những nét văn hóa nổi bật của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên là nhà Rông. Đây là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

+ Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.

+ Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,...

Advertisements (Quảng cáo)

+ Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như 

b.

- Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm - loại vải dệt thủ công.

- Màu sắc chủ đạo trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên là màu đỏ và đen.

c.

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

Advertisements (Quảng cáo)