Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt 4 - Cánh diều Trao đổi: Em đọc sách báo trang 94 SGK Tiếng Việt 4...

Trao đổi: Em đọc sách báo trang 94 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều: 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:...

Trao đổi: Em đọc sách báo trang 94 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều. Nội dung trong Bài 7: Họ hàng - làng xóm, Trao đổi: Em đọc sách báo Tiếng Việt 4 - Cánh diều. Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu

Question - Câu hỏi/Đề bài

1. Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Tình cảm họ hàng, làng xóm được thể hiện qua câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó như thế nào?

b, Nói điều em tưởng tượng được ( về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ.” Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách”.

Advertisements (Quảng cáo)