Điền dấu câu thích vào ô trống. Nêu công dụng của dấu câu đó.
Cậu học sinh mới
a. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:
□ Con tên là gì?
□ Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.
□ Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
□ Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
□ Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
(Theo Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, 1980)
b. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học □ công nghệ, giáo dục □ đào tạo, văn hoá □ thể thao,... giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
Em đọc kĩ các đoạn văn để diền dấu câu phù hợp và nêu công dụng.
Advertisements (Quảng cáo)
Cậu học sinh mới
a. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
- Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
(Theo Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, 1980)
b. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao,... giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
- Công dụng của dấu câu đó:
+ Câu a: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Câu b: Nối các từ ngữ trong một liên danh.