Trang chủ Lớp 4 VBT Tiếng Việt lớp 4 - Kết nối tri thức Vận dụng Bài 12 Chàng trai làng Phù Ủng: Kể...

Vận dụng Bài 12 Chàng trai làng Phù Ủng: Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe.- Câu chuyện nói về ai? Nhân…...

Em kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe dựa vào gợi ý.  Phân tích và giải vận dụng Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng, Tuần 24: Uống nước nhớ nguồn VBT Tiếng Việt lớp 4 – Kết nối tri thức tập 2.

Câu 1:

Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe.

– Câu chuyện nói về ai? Nhân vật đó có gì đặc biệt?

– Em ấn tượng điều gì trong câu chuyện? 

Em kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe dựa vào gợi ý. 

Advertisements (Quảng cáo)

Câu chuyện Chàng trang làng Phù Ủng kể về Phạm Ngũ Lão – một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.

Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyền não, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:

– Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao?

Phạm Ngũ Lão kính cần thưa:”Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội.”…

Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô.

Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dẫn được bộc lộ. Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là “viên hổ tướng họ Phạm”. Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi.

Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nền được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.

– Em ấn tượng với chi tiết chàng ham đọc sách đến mức binh sĩ dâm giáo vào đùi không biết vì nó rất hay và thể hiện tinh thần ham học cao độ của ông.