Khởi động
Giải Câu hỏi trang 47 Khởi động SGK Đạo đức 5
Chia sẻ cùng bạn những hiểu biết của em về xâm hại trẻ em.
Chia sẻ về những hiểu biết của em.
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ. Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, Tình dục, Tinh thần, Xao nhãng. Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào.
Khám phá 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 47 Khám phá SGK Đạo đức 5
Kể chuyện theo tranh và thực hiện yêu cầu:
a. Những biểu hiện xâm hại nào đang diễn ra trong câu chuyện trên?
b. Kể thêm những biểu hiện xâm hại trẻ em mà em biết.
Quan sát bức tranh và Giải câu hỏi.
a. Những biểu hiện xâm hại nào đang diễn ra trong câu chuyện trên:
- Bóc lột sức lao động của trẻ em, bắt trẻ em chưa đến tuổi lao động phải đi mưu sinh
- Bạo hành, đánh đập trẻ em
b. Kể thêm những biểu hiện xâm hại trẻ em mà em biết
- Bị buộc phải tham gia hoạt động tình dục mà em không đồng ý hoặc không hiểu.
- Bị người khác thiếu tôn trọng, xúc phạm, đe dọa, hay gây tổn thương tinh thần cho em.
- Bị người khác sử dụng bạo lực, đánh đập, đe dọa, hoặc gây tổn thương cơ thể em.
- Bị người khác lợi dụng tài chính của em, ép buộc hoặc cướp đoạt tiền bạc hoặc tài sản.
- Bị thiếu chăm sóc, quan tâm hoặc bị bỏ rơi trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn uống, vệ sinh, y tế.
Khám phá 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 48 Khám phá SGK Đạo đức 5
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
a. Em hãy nêu tác hại của xâm hại trẻ em.
b. Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.
a, Những tác hại mà xâm hại trẻ em gây ra:
- Khiến trẻ em sợ hãi, né tránh, ngại giao tiếp, sợ người lạ, rối loạn giấc ngủ,…
- Mệt mỏi. sợ đi học, khó kiểm soát cảm xúc,..
- Hoảng sợ, bị thui chột khả năng, mất niềm tin vào cuộc sống,..
=> Gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đối với trẻ, cả về mặt thể chất và tinh thần
b, Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại
- Xâm hại gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng suốt đời đối với trẻ em.
- Xâm hại là vi phạm quyền của trẻ em và là hành động không đúng đắn, không đạo đức.
- Phòng tránh xâm hại giúp bảo vệ sự an toàn, tinh thần và tâm lý của trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện và có môi trường sống lành mạnh và an lành.
Luyện tập 1
Hướng dẫn giải Câu hỏi 1 trang 49 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Bạn nào trong tranh dưới đây bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại:
Advertisements (Quảng cáo)
Quan sát kĩ các bức tranh và đưa ra lựa chọn.
+ Tranh 1: Người đàn ông đứng ngoài cửa phòng tắm của bạn nữ để xin dầu gội, trong khi bạn nữ đang tắm. Bạn nữ nên cẩn thận vì đây là trường hợp có nguy cơ bị xâm hại. Chỉ nên đưa dầu gội qua khe cửa, không được mở cửa cho người lạ khi mình đang tắm.
+ Tranh 2: Bạn nam bị đánh vì không nghe lời. Đây là biểu hiện của xâm hại trẻ em. Bạn nam có nguy cơ bị tổn thương do đánh đập và các vết thương thể xác.
+ Tranh 3: Bạn nam không được quan tâm, yêu thương do bố bận rộn. Đây cũng là biểu hiện của xâm hại trẻ em. Trẻ em phải được sống trong môi trường yên bình và được quan tâm.
+ Tranh 4: Bạn nam bị các bạn khác chặn đường, ép phải đưa tiền. Đây chính là biểu hiện của xâm hại.
Luyện tập 2
Hướng dẫn giải Câu hỏi 2 trang 49 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Đọc tình huống và thực hiện yêu cầu:
Xuân thường bị anh trai chửi mắng và dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự mỗi khi Xuân học không tốt hoặc làm sai việc gì đó.
Đọc kĩ tình huống và thực hiện yêu cầu.
a. Dựa trên mô tả của tình huống, có thể nói rằng Xuân đang bị xâm hại. Anh trai của Xuân chửi mắng và sử dụng những lời lẽ xúc phạm danh dự của Xuân mỗi khi bạn không học tốt hoặc làm sai việc gì đó. Điều này có thể gây ra sự tổn thương về cảm xúc và tự tin cho Xuân.
b. Để giúp Xuân và anh trai hiểu về biểu hiện và tác hại của xâm hại, có thể thực hiện những điều sau:
- Giải thích về xâm hại: Em có thể giải thích cho Xuân và anh trai về ý nghĩa của xâm hại, nghĩa là sự tổn thương về cảm xúc, danh dự và tự tin của một người do hành vi, lời nói hoặc hành động xúc phạm.
- Trò chuyện về tác hại: Em hãy nêu ra các tác hại của xâm hại, ví dụ như gây tổn thương tinh thần, làm giảm tự tin, gây cảm giác bị đánh đồng, tạo ra môi trường không an toàn và tình cảm không tốt trong gia đình.
- Khuyến khích giao tiếp tôn trọng: Hãy khuyến khích Xuân và anh trai thực hiện giao tiếp tôn trọng lẫn nhau, không sử dụng lời lẽ xúc phạm hay hành động xâm hại. Giải thích rằng giao tiếp tôn trọng giúp xây dựng một môi trường hòa thuận và khuyến khích sự phát triển tích cực.
Luyện tập 3
Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 trang 50 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Tư vấn giúp bạn:
Em hãy viết thư phản hồi để tư vấn giúp bạn ấy.
Đọc kĩ bức thư và viết thư phản hồi để tư vấn.
Chào bạn nhỏ giấu tên,
Sau khi nhận được thư của bạn, mình phải phản hồi ngay lập tức vì nhận thấy rằng bạn đang trong trường hợp bị xâm hại. Việc làm của chú H là hoàn toàn không đúng và bạn cần phải tránh xa những hành động đó. Tốt hơn hết là bạn nên kể lại chuyện này cho bố mẹ để bố mẹ cho bạn những giải pháp tốt nhất. Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều biểu hiện của sự xâm hại và bạn nên đọc cũng như tìm hiểu chúng. Bây giờ, bạn hãy tránh tiếp xúc với chú H, và đặc biệt cần tránh ở với chú H khi không có bố mẹ hoặc người lớn ở bên.
Trên đây là những lời khuyên của mình dành cho bạn, mong bạn sớm giải quyết được vấn đề này và tìm hiểu kĩ hơn để tránh những hành động xâm hại trẻ em.
Vận dụng 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 50 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Hãy chia sẻ với bạn về một số tình huống xâm hại và em biết.
Dựa vào hiểu biết của cá nhân và việc tìm hiểu các thông tin để chia sẻ.
● Tin thường bị anh hàng xóm theo dõi.
● Bin bị người lạ lấy ảnh cá nhân của mình chỉnh sửa và bêu xấu ở nhiều trang mạng xã hội.
● Trên xe buýt, một cô gái đang bị một người đàn ông cố tình ngồi sát để động chạm cơ thể.
Vận dụng 2
Đáp án Câu hỏi 2 trang 50 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Em hãy viết, vẽ một thông điệp tuyên truyền về lợi ích của việc phòng tránh xâm hại.
Lựa chọn cách để tuyên truyền về lợi ích của việc phòng tránh xâm hại.