Trang chủ Lớp 5 SGK Đạo đức 5 - Chân trời sáng tạo Đọc các trường hợp sau và cho biết cách thực hiện một...

Đọc các trường hợp sau và cho biết cách thực hiện một số kỹ năng phòng tránh xâm hại. Trường hợp 1: Về quê...

Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu. Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 trang 56 Kiến tạo tri thức mới SGK Đạo đức 5 - Bài 11: Em chủ động phòng tránh xâm hại.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc các trường hợp sau và cho biết cách thực hiện một số kỹ năng phòng tránh xâm hại.

Trường hợp 1:

Về quê, Tin được sắp xếp ngủ cùng phòng với anh họ. Khi ngủ, anh thường ôm Tin khiến Tin khó chịu. Anh cũng hay rủ Tin tắm chung. Anh nói với Tin: “ Đây là bí mật của anh và em. Em không được kể với ai!”. Tin cảm thấy lo lắng nên đã báo với bố, Bố dặn Tin “Có những bí mật tốt và bí mật xấu. Khi có ai đó bắt con giữ bí mật khiến con lo lắng, con hãy kể lại cho bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy biết ngay nhé!”

Trường hợp 2:

Na đang đứng trước cổng trường để đợi bố đến đón. Chợt có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy đến nói với Na: “Bố cháu bận nên nhờ chú chở cháu về nhà”. Na liền từ chối: “cảm ơn chú. Nhưng cháu không biết chú nên cháu sẽ nhờ cô giáo gọi cho bố”. Nói xong, Na chạy vào trong trường, đến phòng giáo viên kể cho cô giáo chủ nhiệm về sự việc vừa xảy ra.

Trường hợp 3:

Cốm vẽ lên giấy hình bàn tay và viết vào 5 ngón tay tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp Cốm khi gặp nguy hiểm. Ở giữa bàn tay, Cốm viết số điện thoại của bố, mẹ, thầy chủ nhiệm, địa chỉ nhà Cốm và số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em. Cốm tự nhủ sẽ luôn mang theo tờ cẩm nang này để bảo vệ bản thân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trường hợp 1:

- Tin đã báo với bố mẹ về những hành động không thích hợp của anh họ.

Advertisements (Quảng cáo)

- Bố đã đưa ra lời khuyên cho Tin rằng khi có ai đó bắt giữ bí mật và khiến Tin lo lắng, Tin nên kể lại cho bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy biết ngay.

Trường hợp 2:

- Na từ chối lời mời của người lạ mặt và cho biết sẽ nhờ cô giáo gọi cho bố.

- Na chạy vào trong trường và kể cho cô giáo chủ nhiệm về sự việc.

Trường hợp 3:

- Cốm vẽ lên giấy hình bàn tay và viết tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp Cốm khi gặp nguy hiểm.

- Cốm viết số điện thoại của bố, mẹ, thầy chủ nhiệm, địa chỉ nhà và số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em.

- Cốm nhủ sẽ luôn mang theo tờ cẩm nang này để bảo vệ bản thân.

Kỹ năng phòng tránh xâm hại:

- Biết xây dựng danh sách người lớn đáng tin cậy và biết cách liên hệ với họ khi cần.

- Biết cách lưu trữ thông tin liên lạc quan trọng và cách sử dụng chúng trong trường hợp cần thiết.

- Cần báo ngay cho người lớn hoặc bảo vệ khi thấy có người tình nghi.

Advertisements (Quảng cáo)