Trang chủ Lớp 5 SGK Đạo đức 5 - Chân trời sáng tạo Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương,...

Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước. Kể thêm tên và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước...

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi 1 trang 6 Kiến tạo tri thức mới SGK Đạo đức 5 - Bài 1: Người có công với quê hương - đất nước.

Câu hỏi/bài tập:

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

- Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.

- Kể thêm tên và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a, Đóng góp của các nhân vật trong tranh:

- Hai Bà Trưng: Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ. Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lý Thái Tổ: trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long.

Advertisements (Quảng cáo)

- Trần Quốc Toản: Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người sát cánh chiến đấu với quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Giặc Mông - Nguyên phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước.

- Võ Thị Sáu: chị đã gia nhập cuộc cách mạng từ khi mới 14 tuổi. Không mất quá nhiều thời gian, chị trở thành một nữ chiến sĩ trinh sát được biết đến với lòng gan dạ, quyết tâm bất khuất trong đội công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, trong lúc tham gia trận dánh tiêu diệt một nhóm địch ở chợ quê gần nhà, chị Sáu đã bị bắt. Cả một năm trôi qua trong khám Chí Hào, chị phải chịu đựng những đòn roi tra tấn và bị tra hỏi đủ thứ. Nhưng dù gian khó, chị Võ Thị Sáu vẫn kiên cường không bỏ cuộc, không khuất phục trước áp lực của kẻ thù.

- Trần Đại Nghĩa: giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (1913-1997) là một người tài đức, vẹn toàn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người có công lớn trong việc gây dựng nền quân giới, chế tạo vũ khí, góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc

- Tôn Thất Tùng: Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” (còn được gọi là “phương pháp cắt gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”). Suốt cuộc đời, giáo sư luôn gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình, ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời.

b, Một số người có đóng góp với quê hương đất nước:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

- Nhạc sĩ Văn Cao

Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.