Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Kết nối tri thức Tuần 4 trang 13, 14, 15 Hoạt động trải nghiệm 5 Kết...

Tuần 4 trang 13, 14, 15 Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức: Giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành của học sinh lớp 5 dưới mái trường tiểu học...

Hướng dẫn trả lời SHDC, HĐ 1, HĐ 2; SHL: CH 1, CH 2 Tuần 4 trang 13, 14, 15 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức. - Giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành của học sinh lớp 5 dưới mái trường tiểu học.

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

- Giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành của học sinh lớp 5 dưới mái trường tiểu học.

- Kể về khoảnh khắc đáng nhớ trong những năm học tại trường.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dự chào cờ đầu tuần của nhà trường

Answer - Lời giải/Đáp án

- Khoảnh khắc đáng nhớ:

+ Được tham gia hội thi rung chuông vàng cùng các bạn và đạt giải nhất.

+ Được tham gia các chuyến đi tham quan dã ngoại, thăm các di tích lịch sử và biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử của dân tộc.

+ Được tham gia cuộc thì hùng biện do hội đồng đội Huyện tổ chức và đạt giải nhì….


Hoạt động 1

Tìm hiểu về cách thể hiện cảm xúc.

- Quan sát tranh và chỉ ra những điều chưa phù hợp trong cách thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đề xuất cách thể hiện cảm xúc phù hợp cho tình huống trong tranh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu về cách thể hiện cảm xúc.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tình huống

Những điều chưa phù hợp

Cách thể hiện cảm xúc phù hợp

Tình huống 1

Bạn nam bỏ giữa chừng buổi sinh nhật của bạn và đi về.

Bình tĩnh và suy nghĩ, nếu sinh nhật mình bạn cũng bỏ về mình sẽ rất buồn. Do đó, dù có điều không thích mình cũng nên ở lại để không ảnh hưởng tới mọi người.

Tình huống 2

Bạn nữ nói lớn khi bà đang bị bệnh nằm trên giường.

Nhẹ nhàng đi lại gần mẹ, nói nhỏ với mẹ để chia sẻ niềm vui đó.


Hoạt động 2

Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp

- Nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho em.

- Chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của em trong tình huống đó.

- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cơ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.

+ Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay. An rất thích và giữa gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

- Một số tình huống mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực

Tình huống mang cảm xúc tích cực

Tình huống mang cảm xúc tiêu cực

- Cô giáo và các bạn trong lớp bất ngờ tổ chức sinh nhật cho mình.

- Trên đường đi học về mình nhặt được túi tiền và ngay lập tức nhờ các chú công an trả lại cho chủ nhân của chiếc túi tiền đó. - ….

- Các bạn nam trêu đùa, giật tóc làm mình ngã trên sàn lớp học.

- Tuấn mất hộp bút màu, Tuấn liền đổ lỗi do mình lấy vì mình ngồi cùng bàn với bạn ấy.

- ……

- Cách thể hiện cảm xúc của bản thân em trong tình huống đó:

+ Khi gặp tình huống mang lại cảm xúc tích cực, em thường thể hiện sự vui sướng, biết ơn và hạnh phúc.

+ Khi gặp tình huống mang lại cảm xúc tiêu cực, em thường hít sở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, xem xét lại sự việc, để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.

- Xử lý tình huống:

+ Tình huống 1: Em sẽ hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Sau đó suy nghĩ theo hướng tích cực là chắc các bạn cũng nghe ai đó nói chưa đúng sự thật về mình. Sau đó, em từ tốn đến gần các bạn và nói: “Mình vừa đi qua thì vô tình nghe được các bạn có điều gì đó chưa hài lòng về mình. Nếu có thể, các bạn hãy chia sẻ trực tiếp với mình để chúng ta cùng giải quyết, tránh hiểu lầm nhau nhé!”.

+ Tình huống 2: Lúc đó em sẽ rất buồn và tức giận. Do đó, em cần hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Em tự đặt mình vào vị trí của anh Minh và nghĩ chắc anh cũng không cố tình làm hỏng nó, khi làm máy hỏng như vậy chắc anh cũng rất ngại và khó xử. Cuối cùng, mình sẽ vui vẻ bảo với anh: “Không sao đâu anh ạ, em biết anh cũng không cố ý làm hỏng nó mà, để em đợi bố về nhờ bố sửa lại, hôm sau anh lại sang chơi cùng em nhé!”.


Advertisements (Quảng cáo)

Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1

Chia sẻ về những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của em qua quá trình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của bạn mà em quan sát được.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chia sẻ về những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những thay đổi tích cực của em qua quá trình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc: Em trở nên điềm tĩnh, nhẹ nhàng xử lý mọi việc hơn. Em cố gắng đi sâu vào sự việc để suy xét một cách tích cực nhất để giải quyết mọi việc nhẹ nhàng hơn.

- Những thay đổi tích cực của bạn mà em quan sát được: Bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn, bạn nhẹ nhàng, điềm tĩnh hơn và bạn ít nóng giận hơn…


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2

Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em

- Chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nhận xét về khả năng kiểm soát cảm xúc của em theo các nội dung:

Tiêu chí

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Nhận diện cảm xúc của mình

Thực hiện các việc cần thiết để cân bằng cảm xúc

Thể hiện được cảm xúc một cách phù hợp.

- Chia sẻ với bạn những điều em cần làm để rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em

Answer - Lời giải/Đáp án

- Chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc:

+ Khi được tặng một món quà bất ngờ mà mình thích, tớ đã biết giữ bình tĩnh, không réo ầm lên để tránh ảnh hưởng người xung quanh.

+ Khi bị đổ lỗi oan, tớ không còn bực bội, cáu giận, tranh cãi bằng được nữa. Thay vào đó, tớ đã bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích sự việc để chứng minh mình vô tội.

- Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em:

Tiêu chí

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Nhận diện cảm xúc của mình

x

Thực hiện các việc cần thiết để cân bằng cảm xúc

x

Thể hiện được cảm xúc một cách phù hợp.

x

- Những điều em cần làm để rèn luyện thêm khả năng kiểm soát cảm xúc:

+ Điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông

+ ….

Advertisements (Quảng cáo)