Khởi động
Năm 1972, Liên hợp quốc quyết định chọn ngày 5 – 6 là Ngày môi trường Thế giới. Hãy chia sẻ những điều em biết về ngày này.
- Vận dụng kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được điều em biết về ngày môi trường thế giới
- Ngày môi trường Thế giới là sự kiện giúp cả thế giới cùng nhau khơi lại nguồn cảm hứng, thúc đẩy tư tưởng và hướng về môi trường sống, cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường. Sự kiện có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với môi trường sống của con người trên toàn thế giới.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, 3 em hãy nêu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Cho ví dụ
- Đọc kỹ phần 1. Vai trò của thiên nhiên (SGK trang 99)
- Chỉ ra được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người
- Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người:
+ Cung cấp nguồn thực phẩm cũng như tài nguyên, nhiên liệu phong phú cho các ngành kinh tế
+ Giúp phát triển ngành du lịch, nâng cao đời sống tinh thần cho con người
+ Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra
- Ví dụ minh hoạ về một trong các vai trò của thiên nhiên: thiên nhiên cung cấp nước trong sinh hoạt để con người sử dụng cũng như cung cấp nước cho tưới tiêu, sản xuất,...
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, 6, em hãy kể tên một số thiên tai và cho biết hậu quả của nó
- Đọc kỹ phần 2. Thiên tai (SGK trang 100).
- Chỉ ra được tên một số thiên tai và cho biết hậu quả của nó
- Một số thiên tai như: bão, ngập lụt, hạn hán, động đất,...
- Hậu quả của những thiên tai đấy có thể gây thiệt hại lớn đến người và tài sản
Khám phá 3
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết một số biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu
- Đọc kỹ phần 2. Biến đổi khí hậu (SGK trang 100)
- Chỉ ra được một số biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu
- Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu là: gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, băng tan, nước biển dâng và thiên tai xảy ra ngày càng phức tạp
- Hậu quả của biến đổi khí hậu là:
+ Gia tăng các thiên tai
+ Suy giảm số lượng các loài sinh vật
+ Làm thay đổi các hệ sinh thái
+ Gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống con người
Khám phá 4
Đọc thông tin và quan sát hình 8, em hãy trình bày biểu hiện và hậu quả của suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Đọc kỹ phần 2. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường (SGK trang 101)
- Chỉ ra được biểu hiện và hậu quả của suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Advertisements (Quảng cáo)
- Biểu hiện: tài nguyên thiên nhiên suy giảm, nhiều loại tài nguyên cạn kiệt và có nguy cơ không thể phục hồi
- Hậu quả:
+ Môi trường đất, nước, không khí,... trở nên ô nhiễm
+ Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển bền vững của thế giới
Khám phá 5
Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy đề xuất một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
- Đọc kỹ phần 3. Một số biện pháp xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp (SGK trang 101)
- Chỉ ra được một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
- Hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng các vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Không xả nước thải ra sông, hồ,..
- Tiết kiệm điện, nước khi không sử dụng
- Sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển
Luyện tập 1
Kể tên một số vấn đề môi trường hiện nay. Theo em, vấn đề nào là cấp bách nhất? Tại sao?
- Quan sát hình 1. Vai trò của thiên nhiên (SGK trang 99)
- Chỉ ra được vấn đề môi trường cấp bách nhất
- Một số vấn đề môi trường hiện nay: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nóng lên toàn cầu,....
- Theo em, các vấn đề về ô nhiễm là quan trọng nhất bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, nếu không có những biện pháp giải quyết thì môi trường sống của chúng ta sẽ bị huỷ hoại, gây thiệt hại nặng nề
Luyện tập 2
Nêu một số việc làm của em để góp phần xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được việc làm để góp phần xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp.
-Tiết kiệm điện: Tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, phơi quần áo thay vì sử dụng máy sấy.
- Tiết kiệm nước: Tắt vòi nước khi đánh răng, tắm, rửa mặt, sử dụng vòi sen tiết kiệm nước, thu gom nước mưa để tưới cây.
- Phân loại rác thải: Phân loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ, tái chế hoặc ủ phân rác thải hữu cơ, vứt rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa: Mang theo bình nước, túi đựng, hộp đựng thức ăn cá nhân khi đi ra ngoài, hạn chế sử dụng ống hút nhựa, ly nhựa, đồ dùng nhựa dùng một lần.
- Trồng cây xanh: Trồng cây xanh trong nhà, tham gia các hoạt động trồng cây xanh ở khu phố, trường học.
Vận dụng
Vẽ một bức tranh thể hiện hành động cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Vẽ được bức tranh để thể hiện hành động cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu