Khởi động
Quan sát hình 1, 2, hãy chia sẻ những điều em biết về các địa danh này.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra những điều em biết về hai địa danh trên
- Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m, đây là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
- Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Xác định vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ
- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta.
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý ( SGK trang 5)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ và ảnh hưởng của vị trí địa lý với tự nhiên và hoạt động sản xuất
- Vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ:
+ Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.
+ Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển.
+ Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lý với tự nhiên và hoạt động sản xuất
+ Ảnh hưởng đối với tự nhiên: Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và nhiều thiên tai (đặc biệt là bão)
+ Ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất: Thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới và thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu số lượng đơn vị hành chính và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.
- Đọc kĩ phần 2. Lãnh thổ và đơn vị hành chính (SGK trang 7)
- Chỉ ra được hình dạng lãnh thổ đất liền Việt Nam và nêu được 1 số đơn vị hành chính và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Hình dạng lãnh thổ Việt Nam: Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông.
+ Phần đất liền của nước ta có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều bắc - nam.
Advertisements (Quảng cáo)
- Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố. Một số đơn vị hành chính của Việt Nam: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa,…
- 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
Khám phá 3
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy nêu ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 3. Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (SGK trang 7)
- Nêu ra được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ý nghĩa của Quốc kì:
+ Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Trong đó, nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
+ Quốc kì thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa của Quốc huy:
+ Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp.
+ Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
- Ý nghĩa của Quốc ca
+ Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
+ Quốc ca thể hiện sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước; đồng thời, cũng thể hiện khát vọng độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam.
Luyện tập
Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
- Xem kĩ bản đồ hành chính Việt Nam (SGK trang 6)
- Chỉ ra được 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
- 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
- Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Vận dụng
Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường học hoặc tại nơi em sống.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho bạn bè những kiến thức mình đã biết về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tại nơi em sinh sống:
+ Quốc kỳ: Được treo trước nhà hoặc trên nóc nhà; kích thước Quốc kỳ treo trước nhà hoặc trên nóc nhà phải phù hợp với kiến trúc của nhà; khi có quốc tang, Quốc kỳ được treo rủ.
+ Quốc huy: Gắn ở vị trí trang trọng trong nhà; kích thước Quốc huy phải tương xứng với diện tích nơi gắn; khi sử dụng Quốc huy trên các ấn phẩm, văn bản, tài liệu phải đảm bảo trang trọng, nghiêm túc.
+ Quốc ca: Được hát trong các buổi lễ chào mừng, lễ kỷ niệm và các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của địa phương; khi hát Quốc ca, phải đứng nghiêm trang, hướng về Quốc kỳ, hát to, rõ ràng, dõng dạc.