Câu 1
Số?
Dựa vào mối quan hệ: 1 ha = 10 000 m2; 1 km2 = 100 ha; 1 cm3 = $\frac{1}{{1000}}$dm3; 1 m3 = 1 000 dm3.
a) 5 km2 = 500 ha
b) 1,5 ha = 15 000 m2
c) 307 cm2 = 3,07 dm2
d) 5 000 cm3 = 5 dm3
e) 1,2 m3 = 1 200 dm3
g) 32 dm3 = 0,032 m3
Câu 2
, =?
Đổi về cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh.
a) 8 m2 25 dm2 = 825 dm2 > 632 dm2
Vậy 8 m2 25 dm2> 632 dm2.
b) 312 ha = 3,12 km22
Vậy 312 ha 3,5 km2.
c) 35 dm3 = 35 000 cm3 > 4 000 cm3
Vậy 35 dm3> 4 000 cm3.
Câu 3
Số?
Bác thợ lắp ráp các bộ bàn ghế như nhau, mỗi bộ gồm 1 bàn và 4 ghế. Lắp một cái bàn hết 25 phút, lắp một cái ghế hết 12 phút. Để lắp được 6 bộ bàn ghế như vậy, bác thợ phải cần (?) giờ (?) phút.
- Tính thời gian lắp 1 bộ bàn ghế (gồm 1 bàn và 4 ghế) = thời gian lắp một cái bàn + thời gian lắp một cái ghế × 4
- Tính thời gian lắp 6 bộ bàn ghế = thời gian lắp 1 bộ bàn ghế × 6
Thời gian bác thợ lắp 1 bộ bàn ghế là:
25 phút + 12 phút × 4 = 73 phút
73 phút = 1 giờ 13 phút
Thời gian bác thợ lắp 6 bộ bàn ghế là:
1 giờ 13 phút × 6 = 6 giờ 78 phút
6 giờ 78 phút = 7 giờ 18 phút
Vậy Để lắp được 6 bộ bàn ghế như vậy, bác thợ phải cần 7 giờ 18 phút.
Câu 4
Quãng đường từ nhà chị Hoa qua bưu điện đến hiệu sách dài 2 km. Chị Hoa đi từ nhà đến bưu điện hết 30 phút. Hỏi với vận tốc đi như thế, chị Hoa phải đi thêm bao nhiêu phút nữa để đến hiệu sách? Biết quãng đường từ nhà đến bưu điện dài 1,5 km.
- Tính vận tốc đi của chị Hoa = quãng đường từ nhà đến bưu điện : thời gian đi từ nhà đến bưu điện
- Tính quãng đường từ bưu điện đến hiệu sách = quãng đường từ nhà đến hiệu sách - quãng đường từ nhà đến bưu điện
- Tính thời gian để đến hiệu sách = quãng đường từ bưu điện đến hiệu sách : vận tốc
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ
Vận tốc của chị Hoa là:
1,5 : 0,5 = 3 (km/giờ)
Quãng đường từ bưu điện đến hiệu sách là:
Advertisements (Quảng cáo)
2 – 1,5 = 0,5 (km)
Chị Hoa phải đi thêm số phút nữa để đến hiệu sách là:
0,5 : 3 = $\frac{1}{6}$ (giờ)
Đổi: $\frac{1}{6}$ giờ = 10 phút
Đáp số: 10 phút.
Câu 5
Chọn đáp án đúng:
Cho khối gỗ như hình bên.
a) Thể tích của khối gỗ là:
A. 28 dm3
B. 17,5 dm3
C. 19,7 dm3
D. 22,9 dm3
b) Người ta sơn tất cả các mặt của khối gỗ, diện tích cần sơn là:
A. 58 dm2
B. 52,9 dm2
C. 39 dm2
D. 26,45 dm2
Chia khối gỗ thành các hình hộp chữ nhật nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức V = a × b × c
a)
Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật như hình sau:
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$2,5 \times 2 \times 1,7 = 8,5$(dm3)
Chiều cao của hình hộp thứ hai là:
3,5 – 1,7 = 1,8 (dm)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là:
$4 \times 2 \times 1,8 = 14,4$(dm3)
Thể tích của khối gỗ là:
8,5 + 14,4 = 22,9 (dm3)
Chọn D.
b)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$\left( {2,5 + 2} \right) \times 2 \times 1,7 = 15,3$(dm2)
Diện tích cần sơn của hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$15,3 + 2,5 \times 2 = 20,3$(dm2)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật thứ hai là:
$\left( {4 + 2} \right) \times 2 \times 1,8 = 21,6$(dm2)
Hình hộp thứ hai sẽ cần sơn 1 đáy và 1 phần đáy trên.
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật thứ hai là:
$4 \times 2 \times 2 - 2,5 \times 2 = 11$(dm2)
Diện tích cần sơn của hình hộp chữ nhật thứ hai là:
21,6 + 11 = 32,6 (dm2)
Diện tích cần sơn của khối gỗ là:
20,3 + 32,6 = 52,9 (dm2)
Chọn B.