Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
Đặt tính rồi tính:
Muốn cộng (hoặc trừ) hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng (hoặc trừ) như cộng hai số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng (hoặc số bị trừ và số trừ).
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
26,38 – (7,5 + 3,16)
50,04 – 15,7 – 10,34
3,72 + 4,85 + 2,28
4,51 + 2,08 + 1,49 + 2,92
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước
- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải.
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để nhóm hai số có tổng là số tự nhiên với nhau.
26,38 – (7,5 + 3,16) = 26,38 – 10,66
= 15,72
50,04 – 15,7 – 10,34 = 34,34 – 10,34
= 24
3,72 + 4,85 + 2,28 = (3,72 + 2,28) + 4,85
= 6 + 4,85
= 10,85
4,51 + 2,08 + 1,49 + 2,92 = (4,51 + 1,49) + (2,08 + 2,92)
= 6 + 5
= 11
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Tính rồi so sánh các kết quả ở từng cột:
b) Tính bằng cách thuận tiện:
8,44 – (5,44 + 2,8)
5,27 – 3,9 – 0,1
a) Tính giá trị biểu thức rồi so sánh kết quả ở từng cột.
b) Dựa vào kết quả ở câu a để tính thuận tiện
a) 6,48 – (4,48 + 0,9) = 6,48 – 5,38
= 1,1
6,48 – 4,48 – 0,9 = 2 – 0,9
= 1,1
Vậy 2 biểu thức 6,48 – (4,48 + 0,9) và 6,48 – 4,48 – 0,9 có giá trị bằng nhau.
9 – 4,37 – 0,63 = 4,63 – 0,63
= 4
9 – (4,37 + 0,63) = 9 – 5
= 4
Vậy 2 biểu thức 9 – 4,37 – 0,63 và 9 – (4,37 + 0,63) có giá trị bằng nhau.
b) 8,44 – (5,44 + 2,8) = 8,44 – 5,44 – 2,8
Advertisements (Quảng cáo)
= 3 – 2,8
= 0,2
5,27 – 3,9 – 0,1 = 5,27 – (3,9 + 0,1)
= 5,27 – 4
= 1,27
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
Rổ thanh long cân nặng 4,53 kg, biết rằng chiếc rổ khi không có thanh long cân nặng 0,35 kg. Tính cân nặng của các quả thanh long có trong rổ.
Cân nặng của các quả thanh long = Cân nặng rổ thanh long – cân nặng chiếc rổ.
Tóm tắt
Rổ thanh long: 4,53 kg
Chiếc rổ: 0,35 kg
Thanh long: ? kg
Bài giải
Cân nặng của các quả thanh long trong rổ là:
4,53 – 0,53 = 4,18 (kg)
Đáp số: 4,18 kg
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
Một chú chó con cân nặng 2,3 kg. Một chú mèo con nhẹ hơn chú chó con 1,8 kg. Hỏi cả chó con và mèo con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Cân nặng mèo con = Cân nặng chó con – 1,8 kg
Cân nặng cả chó con và mèo con = cân nặng chó con + cân nặng mèo con.
Tóm tắt
Chó con: 2,3 kg
Mèo con nhẹ hơn chó con: 1,8 kg
Chó con và mèo con: ? kg
Bài giải
Cân nặng của chú mèo con là:
2,3 – 1,8 = 0,5 (kg)
Cả chó con và mèo con cân nặng là:
2,3 + 0,5 = 2,8 (kg)
Đáp số: 2,8 kg
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Lập tất cả các số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân bằng cách sử dụng các thẻ chữ số và thẻ dấu phẩy sau (mỗi thẻ sử dụng một lần):
b) Tìm tổng, hiệu của số thập phân lớn nhất và số thập phân bé nhất đã lập được ở câu a.
a) Sử dụng thẻ đã cho để lập tất cả các số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân (mỗi thẻ sử dụng một lần).
b) Tìm số thập phân lớn nhất, số thập phân bé nhất trong những số thập phân đã lập.
Tìm tổng và hiểu của hai số thập phân đó.
a) Các số thập phân lập được là: 2,46; 2,64; 4,26; 4,62; 6,24; 6,42.
b) Số thập phân lớn nhất là: 6,42
Số thập phân bé nhất là: 2,46.
Tổng của hai số thập phân đó là: 6,42 + 2,46 = 8,88
Hiệu của hai số thập phân đó là: 6,42 – 2,46 = 3,96