Luyện tập 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 135 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
a) Viết rồi đọc hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây (theo mẫu).
b) Chuyển các hỗn số sau thành phân số (theo mẫu).
c) Chuyển các phân số sau thành số thập phân (theo mẫu).
a) Khi viết (hoặc đọc) hỗn số, ta viết (hoặc đọc) phần nguyên, chữ “và” rồi đến phần phân số.
b) Chuyển hỗn số thành phân số (theo mẫu).
c) Chuyển phân số thành số thập phân (theo mẫu).
a)
b) $5\frac{2}{5} = \frac{{5 \times 5 + 2}}{5} = \frac{{27}}{5}$
$4\frac{7}{{10}} = \frac{{4 \times 10 + 7}}{{10}} = \frac{{47}}{{10}}$
$6\frac{{13}}{{100}} = \frac{{6 \times 100 + 13}}{{100}} = \frac{{613}}{{100}}$
c) $\frac{{96}}{{50}} = \frac{{192}}{{100}} = 1,92$
$\frac{{327}}{{300}} = \frac{{109}}{{100}} = 1,09$
$\frac{{204}}{{125}} = \frac{{1632}}{{1000}} = 1,632$
Luyện tập 1 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 135 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính.
Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.
$\frac{5}{7} + \frac{3}{4} = \frac{{20}}{{28}} + \frac{{21}}{{28}} = \frac{{41}}{{28}}$
$\frac{4}{9} + \frac{2}{7} = \frac{{28}}{{63}} + \frac{{18}}{{63}} = \frac{{46}}{{63}}$
$\frac{4}{5} - \frac{2}{3} = \frac{{12}}{{15}} - \frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{{15}}$
$\frac{5}{9} - \frac{3}{8} = \frac{{40}}{{72}} - \frac{{27}}{{72}} = \frac{{13}}{{72}}$
Luyện tập 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 135 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính bằng cách thuận tiện.
a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm hai phân số có cùng mẫu số với nhau.
b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)
a) $\frac{5}{7} + \frac{8}{{11}} + \frac{2}{7} = \left( {\frac{5}{7} + \frac{2}{7}} \right) + \frac{8}{{11}} = 1 + \frac{8}{{11}} = \frac{{11}}{{11}} + \frac{8}{{11}} = \frac{{19}}{{11}}$
b) $\frac{2}{7} \times \frac{4}{9} + \frac{2}{7} \times \frac{5}{9} = \frac{2}{7} \times \left( {\frac{4}{9} + \frac{5}{9}} \right) = \frac{2}{7} \times 1 = \frac{2}{7}$
Luyện tập 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 136 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Trong một đợt thu gom giấy vụn, lớp 5A đã thu gom được 45 kg giấy vụn, lớp 5B đã thu gom được số giấy vụn bằng $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của lớp 5A, lớp 5C thu gom được ít hơn lớp 5B là 15 kg. Biết 1 kg giấy vụn làm được 15 cuốn vở tái chế. Hỏi số giấy vụn của cả ba lớp làm được bao nhiêu cuốn vở tái chế?
- Số kg giấy vụn của lớp 5B = số kg giấy vụn lớp 5A x $\frac{2}{3}$
- Số kg giấy vụn của lớp 5C = số kg giấy vụn lớp 5B – 15 kg
- Tìm tổng số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được
- Số cuốn vở được tái chế = 15 x số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được
Tóm tắt
5A: 45 kg
5B: $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của 5A
5C: ít hơn 5B 15 kg
1 kg giấy vụn: 15 cuốn vở
Cả ba lớp: ? cuốn vở
Bài giải
Số kg giấy vụn lớp 5B thu gom được là:
$45\; \times \frac{2}{3} = 30\;$(kg)
Số kg giấy vụn lớp 5C thu gom được là:
30 – 15 = 15 (kg)
Số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được là:
45 + 30 + 15 = 90 (kg)
Số giấy vụn của cả ba lớp làm được số cuốn vở tái chế là:
15 x 90 = 1 350 (cuốn)
Đáp số: 1 350 cuốn vở
Luyện tập 2 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 136 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
a) Số?
b) Nêu cách đọc các số thập phân sau:
Muốn viết (hoặc đọc) số thập phân, trước hết viết (hoặc đọc) phần nguyên, viết (hoặc đọc) dấu phẩy, sau đó viết (hoặc đọc) phần thập phân.
a)
b) 35,471: Ba mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi mốt.
24,607: Hai mươi tư phẩy sáu trăm linh bảy.
0,026: Không phẩy không trăm hai mươi sáu.
5,004: Năm phẩy không trăm linh bốn.
Luyện tập 2 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 136 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
a) >; <; = ?
b) Sắp xếp các số 5,1; 6,321; 5,099; 6,3209 theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
a) 5,099 < 5,1
6,321 > 6,3209
102,30 = 102,3000
b) Ta có: 5,099 < 5,1 < 6,3209 < 6,321.
Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 5,099; 5,1; 6,3209; 6,321.
Luyện tập 2 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 136 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Đặt tính rồi tính.
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học
Luyện tập 2 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 137 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Số?
Cho hình tam giác vuông ABC và hình tròn tâm O với kích thước như hình vẽ bên.
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là ? cm2.
b) Diện tích hình tròn tâm O là ? cm2.
c) Chu vi hình tròn tâm O là ? cm.
a) Diện tích tam giác vuông ABC = cạnh góc vuông AB x cạnh góc vuông AC : 2 b) Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính.
c) Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là $\frac{{8 \times 6}}{2} = 24$ (cm2)
b) Bán kính của hình tròn tâm O là 10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích hình tròn tâm O là 3,14 x 5 x 5 = 78,5 (cm2)
c) Chu vi hình tròn tâm O là 3,14 x 10 = 31,4 (cm)
Luyện tập 2 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 137 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Có 6 kg đường chia đều vào 12 túi. Hỏi:
a) 8 túi đường như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam đường?
b) Nếu 1 kg đường loại đó giá 17 000 đồng thì mua 10 túi đường như vậy hết bao nhiêu tiền?
Advertisements (Quảng cáo)
a) Số kg đường ở 1 túi = tổng số kg đường : số túi
Số kg đường trong 8 túi = số kg đường ở 1 túi x 8
b) 10 túi đường có số kg đường = số kg đường ở 1 túi x 10
Giá tiền của 10 túi đường = giá tiền của 1 kg đường x số kg đường trong 10 túi
Tóm tắt
12 túi: 6 kg đường
a) 8 túi: ? kg đường
b) 1 kg đường: 17 000 đồng
10 túi đường: ? đồng
Bài giải
a) Số ki-lô-gam đường ở mỗi túi là:
6 : 12 = 0,5 (kg)
8 túi đường có số ki-lô-gam đường là:
0,5 x 8 = 4 (kg)
b) 10 túi đường có số ki-lô-gam đường là:
0,5 x 10 = 5 (kg)
Giá tiền 10 túi đường là:
17 000 x 5 = 85 000 (đồng)
Đáp số: a) 4 kg đường
b) 85 00 đồng
Luyện tập 3 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 137 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
a) Số gồm: Ba mươi lăm đơn vị, hai phần mười, không phần trăm, sáu phần nghìn viết là:
A. 35,26
B. 35,026
C. 35,206
D. 35,260
b) Chữ số 8 trong số thập phân nào dưới đây ở hàng phần trăm?
A. 38,025
B. 30,812
C. 32,081
D. 12,308
a) Muốn viết số thập phân, trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.
b) Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
a) Chọn C
b) Chọn C
Luyện tập 3 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 137 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
a) Số thích hợp với dấu “?” của 1 052 ha = ? km2 là:
A. 0,1052
B. 1,052
C. 10,52
D. 105,2
b) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây.
Hình có diện tích lớn nhất là:
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
a) Áp dụng cách đổi: 1 ha = $\frac{1}{{100}}$ km2
b) Áp dụng cách đổi 1 cm2 = $\frac{1}{{100}}$ dm2
a) Đổi: 1 052 ha = 10,52 km2
Chọn C
b) Đổi: 16 dm2 9 cm2 = 16,09 dm2
15 dm2 98 cm2 = 15,98 dm2
Ta có 15,98 dm2 < 16,09 dm2 < 16,1 dm2
Vậy hình 2 có diện tích lớn nhất.
Chọn B
Luyện tập 3 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 138 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Cho hình thang vuông ABCD có đáy lớn hơn đáy bé 40 cm, có chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy và bằng 80 cm. Đoạn thẳng BE vuông góc với CD chia hình thang thành hình chữ nhật ABED và hình tam giác BCE. Tính:
a) Diện tích hình tam giác BCE.
b) Chu vi hình chữ nhật ABED.
a) Diện tích hình tam giác BCE = BE x EC : 2
b) Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2
a) Ta có: Đáy lớn hơn đáy bé 40 cm nên EC = 40 cm
Chiều cao của hình thang bằng 80 cm nên BE = 80 cm
Diện tích tam giác BCE là:
$\frac{{40 \times 80}}{2} = 1\;600\;$(cm2)
b) Tổng độ dài hai đáy của hình thang ABCD là:
80 x 2 = 160 (cm)
Độ dài đáy bé AB là:
(160 – 40) : 2 = 60 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABED là:
(BE + AB) x 2 = (80 + 60) x 2 = 280 (cm)
Đáp số: a) 1 600 cm2
b) 280 cm
Luyện tập 3 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 138 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính giá trị của biểu thức.
a)Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước
b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)
a) (64,2 – 36,6) : 1,2 + 13,15 = 27,6 : 1,2 + 13,15
= 23 + 13,15
= 36,15
b) 12,5 x 3,6 + 12,5 x 2,4 = 12,5 x (3,6 + 2,4)
= 12,5 x 6
= 75
Luyện tập 3 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 138 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Rô-bốt đã vẽ hình thang ABCD và hình tròn tâm O (như hình vẽ).
a) - Độ dài đoạn AD = Độ dài đoạn CD x $\frac{5}{7}$
- Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính
b) Diện phần tô màu = diện tích hình thang – diện tích hình tròn.
- Công thức tính diện tích hình thang: $S = \frac{{\left( {a + b} \right) \times h}}{2}$
Trong đó S là diện tích; a,b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.
- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính:
S = 3,14 x r x r
Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.
a) Độ dài cạnh AD là: $28 \times \frac{5}{7} = 20$(cm)
Ta có đường kính hình tròn tâm O bằng độ dài cạnh AD và bằng 20 cm
Chu vi hình tròn là: 3,14 x 20 = 62,8 (cm)
b) Diện tích hình thang là: $\frac{{\left( {28 + 16} \right) \times 20}}{2} = 440$ (cm2)
Bán kính của hình tròn là: 20 : 2 = 10 (cm)
Diện tích hình tròn là: 3,14 x 10 x 10 = 314 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu là: 440 – 314 = 126 (cm2)
Đáp số: a) 62,8 cm
b) 126 cm2