Trả lời câu hỏi 1 trang 59 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:
a, Tấm lưới rộngđang và trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay nó cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đã tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, dùng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Nó chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ dùng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.
b, Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hồn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt
Advertisements (Quảng cáo)
Em đọc kĩ hai đoạn văn để trả lời câu hỏi
- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo trình tự không gian. Những hoạt động ấy cho thấy nhân vật là một người chăm chỉ, chịu khó và có nhiều tình yêu thương.
- Tính cách của nhân vật trong đoạn văn b được miêu tả là một người chăm chỉ, “không làm chân tay bứt rứt”. Tính cách ấy được minh họa bằng hoạt động Chấm ra đồng kể cả đông hay hè, từ năm này qua năm khác.
- Tác giả quan sát tinh tế và chính xác được thể hiện qua các từ ngữ, chi tiết là: tay thoăn thoắt, chân tay bứt rứt,…