Khởi động
Trao đổi với bạn:
– Cách giới thiệu các sự vật trong câu thơ sau có gì thú vị?
Cửa sổ là mắt của nhà
Ô tô có mắt đèn pha soi đường.
Nguyễn Như Mai
– Theo em, "mắt của biển” là gì?
Em trao đổi với bạn theo yêu cầu.
- Cách giới thiệu các sự vật trong câu thơ trên vô cùng nhí nhảnh, sinh động, tạo cho em những liên tưởng gần gũi và thân quen.
- Theo em, "mắt của biển” là ngọn hải đăng.
Bài đọc 1
Những con mắt của biển
Việt Nam có hơn 90 ngọn hải đăng được ví như những người bạn đường tin cậy trên khắp các hải trình trải dài đất nước. Những ngọn hải đăng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn. Với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.
Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.
Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.
Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.
Theo Nguyễn Quang Ngọc
• Hải trình: chuyến đi dài, xa trên biển.
• Bãi cạn: vùng biển có đá ngầm, cát,... nguy hiểm cho tàu thuyền
• Huyện Đông Hoài nay là thị xã Đông Hòa.
Những ngọn hải đăng giúp ích gì cho người đi biển?
Advertisements (Quảng cáo)
Em đọc câu văn thứ hai của bài đọcđể tìm câu trả lời.
“Những ngọn hải đăng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn.”
Những ngọn hải đắng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn.
Bài đọc 2
Vì sao những ngọn hải đăng có sức hấp dẫn, khơi gợi sự khám phá của du khách?
Em đọc câu văn thứ ba của bài đọcđể tìm câu trả lời.
“Với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.”
Bởi vì, với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.
Bài đọc 3
Bài đọc giới thiệu những thông tin gì về mỗi ngọn hải đăng?
- Hải đăng Đại Lãnh
- Hải đăng Kê Gà
- Hải đăng Vũng Tàu
Em đọc kĩ đoạn văn 2, 3, 4 của bài đọcđể tìm câu trả lời.
- Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.
- Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.
- Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.
Bài đọc 4
Em ấn tượng nhất với ngọn hải đăng nào? Vì sao?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Em ấn tượng với ngọn hải đăng Vũng Tàu nhất. Bởi vì nó được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á.