Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Đại từ xưng hô trang 94 Tiếng Việt 5 –...

Bài 3: Đại từ xưng hô trang 94 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo tập 1: Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời bài 3: Đại từ xưng hô trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đại từ xưng hô. Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp: a. Từ chỉ người nói. b. Từ chỉ người nghe. c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới...Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 94

Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:

a. Từ chỉ người nói.

b. Từ chỉ người nghe.

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới.

Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.

Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?

Yết Kiêu: - Phải!

Tướng giặc: – Phải là thế nào?

Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!

Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!

Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của người vẫn đắm!

Theo Lê Thị

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn trích và xếp các từ dùng để xưng hô vào nhóm thích hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Từ chỉ người nói: ta

b. Từ chỉ người nghe: mi, nó, thằng này, ngươi

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới: quân


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 94

Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Tuấn reo lên:

− A, sao chổi kìa!

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vật quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:

– Thế trời cũng quét sân hả anh?

– Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chối chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.

Phạm Đình Ân

Chọn ý trả lời đúng:

- Để hỏi.

- Để xưng hô.

- Để thay thế.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Để xưng hô.

Ghi nhớ

Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, họ,....

Ngoài ra, trong giao tiếp, ta còn dùng một số danh từ để xung hộ: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, mẹ, anh, chị, em, con, cháu; thầy, cô, bạn,...

Khi giao tiếp, cần chú ý chọn từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 94

Tìm đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ có trong đoạn văn sau:

Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.

Châu chấu hỏi:

– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?

– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Theo V. Ô-xê-ô-va, Thuỷ Toàn dịch

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đại từ xưng hô: tôi

- Danh từ xưng hô: bác


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 94

Thực hiện yêu cầu:

a. Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau:

- Em muốn mượn bạn một cuốn sách.

- Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.

- Em mời ba mẹ dùng cơm tối.

b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em thực hiện viết lời nói và lời đáp cho tình huống và chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

Mượn bạn một cuốn sách:

- Ngày mai, cậu cho tớ mượn cuốn sách này nhé!

- Mai tớ cho cậu mượn.

Rủ em trai cùng chơi đá bóng:

- Em chơi đá bóng cùng anh nhé!

- Dạ vâng ạ

Mời ba mẹ dùng cơm tối:

- Con mời bố mẹ ăn cơm ạ!

b.

Mượn bạn một cuốn sách:

- Đại từ xưng hô: cậu, tớ

Rủ em trai cùng chơi đá bóng:

- Danh từ xưng hô: em, anh

Mời ba mẹ dùng cơm tối:

- Danh từ xưng hô: bố mẹ

- Đại từ xưng hô: con