Câu 1
Sử dụng dấu câu hoặc chọn kết từ phù hợp trong khung để ghép mỗi cặp câu đơn sau thành một câu ghép:
hoặc, còn, và, nên, nhưng
a.
– Chị Mai nấu cơm, kho cá.
– Tôi nhặt rau và quét nhà.
b.
– Sáng nay, em đến trường.
– Em sẽ đến thư viện để đọc sách.
c.
– Mùa xuân đang về.
– Các loài hoa đua nhau khoe sắc trong vườn trường.
d.
– Luống này là hồng nhung đỏ thắm.
– Luống kia là thược dược rực rỡ.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lưu ý cách để nối các về trong câu ghép:
– Nối bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
– Nối bằng kết từ: và, nhưng, còn, hay hoặc...
– Nối bằng cặp kết từ: vì ... nên ..., tuy ... nhưng ..., nếu ... thì ..., ....
– Nối bằng cặp từ hô ứng: ... càng ... càng..., ....mới....đã......, .....bao nhiêu ... bấy nhiêu,....
a. Chị Mai nấu cơm, kho cá; tôi nhặt rau và quét nhà.
b. Sáng nay, em đến trường và em sẽ đến thư viện để đọc sách.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Mùa xuân đang về nên các loài hoa đua nhau khoe sắc trong vườn trường.
d. Luống này là hồng nhung đỏ thắm còn luống kia là thược dược rực rỡ.
Câu 2
Thay □ trong mỗi trường hợp sau bằng một kết từ và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép:
a. Đường vào bản rất xa □.
b. Những cây xoan đã lắm tắm nụ □.
c. Hội đua thuyền tổ chức vào thứ Bảy □.
d. Tôi thích những món đồ chơi kết từ lá dừa □.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Có thểnối bằng kết từ: và, nhưng, còn, hay hoặc...
a. Đường vào bản rất xa nên tôi đi xe máy.
b. Những cây xoan đã lắm tắm nụ và cây còn mọc chi chít lộc non.
c. Hội đua thuyền tổ chức vào thứ Bảy nên tôi sẽ tham gia.
d. Tôi thích những món đồ chơi kết từ lá dừa và tôi thường tự làm chúng.
Câu 3
Viết 3 – 4 câu về một loài vật em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các vế câu đã sử dụng.
Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.
Miu là một chú mèo tinh ranh. Vì chú có bộ móng vốt sắc nhọn nên chú luôn rình bọn chuột phá phách, làm chúng không còn chạy vào đâu được. Chú bắt chuột thì giỏi vậy nhưng ngủ thì cũng chẳng ai bằng. Cứ khi nào chán nản là chú lại nằm phơi nắng, rồi lăn ra ngủ. Lúc đó trông chú rõ là yêu!
=> Sử dụng cặp kết từ.