Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Bài 5: Ông Trạng Nồi trang 60 Tiếng Việt 5 tập 2...

Bài 5: Ông Trạng Nồi trang 60 Tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo: Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?...

Em dựa vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Hướng dẫn soạn Khởi động; Bài đọc: 1, 2, 3, 4, 5, Vận dụng - Bài 5: Ông Trạng Nồi trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo - Tuần 25. Đất nước ngàn năm. Nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Thăm hỏi - Giúp đỡ - ?...

Khởi động

Nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

- Thăm hỏi

- Giúp đỡ

- ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi hàng xóm bị ốm, em và mẹ thường qua thăm hàng xóm và giúp đỡ họ công việc nhà đơn giản.


Bài đọc 1

Ông Trạng Nồi

Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.

Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.

Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:

– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:

– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.

Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.

Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.

Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:

– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.

Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.

Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam

Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc hai câu văn đầu tiên trong đoạn đầu của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.”

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu: nghèo sống bằng nghề kiếm củi; rất thông minh và ham học.


Bài đọc 2

Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua đồ vật gì? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc lời thoại của quan trạng trong đoạn hai của bài đọc để tìm câu trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua một chiếc nồi nhỏ. Vì khi quan trạng bận ôn thi không có thời gian kiếm gạo, hàng xóm đã cho ông mượn nồi để vét cơm cháy trong mấy tháng liền.


Bài đọc 3

Vì sao người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc câu văn sau trong bài đọc để tìm câu trả lời.

“Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.”

Answer - Lời giải/Đáp án

Người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng vì ông vừa hiếu học vừa có tấm lòng biết ơn.


Bài đọc 4

Kể tóm tắt câu chuyện.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ bài đọc và tóm tắt câu chuyện.

Answer - Lời giải/Đáp án

Quan trạng là chàng trai nghèo sống ở một làng nghề kiếm củi, thông minh và ham học. Ông miệt mài học để tham gia khoa thi do nhà vua tổ chức và đỗ trạng nguyên. Vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ nhưng quan trạng chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê. Quan trạng quyết định mang chiếc nồi vàng đến nhà hàng xóm để trả ơn và giải thích rằng ông đã mượn nồi của họ để vét cơm cháy trong thời gian ôn thi. Hành động này khiến hàng xóm và cả dân làng rất xúc động và cảm phục, và từ đó, quan trạng được biết đến với biệt danh "Ông Trạng Nồi”.


Bài đọc 5

Câu chuyện gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào nội dung câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu chuyện này gợi nhớ đến câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi quan trạng dù đã đỗ trạng nguyên nhưng vẫn không quên ơn nghĩa của người hàng xóm mà quay lại để cảm ơn họ. Điều này phản ánh sự đạo đức, lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.


Vận dụng

Viết 4 – 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào nội dung câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhân vật Ông Trạng Nồi trong câu chuyện khiến tôi cảm phục và ngưỡng mộ. Hành động trả nồi vàng cho người hàng xóm đã làm thay đổi cảm nhận của tôi về ông. Ông Trạng Nồi không chỉ là một người học giỏi, mà còn là một người có lòng biết ơn và truyền thống hiếu học, làm cho câu chuyện trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn. Hành động này gợi lên trong tôi niềm tin vào giá trị của lòng biết ơn và đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.

Advertisements (Quảng cáo)