Phần 1 1
Trả lời câu hỏi 1 phần 1 trang 148
Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Chiều thu quê hương
(Trích)
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thậm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng to vàng giữa những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rơi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
Huy Cận
Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con” và trả lời câu hỏi: Khu vườn chiều thu được tả bằng những màu sắc nào?
Em đọc kĩ đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con”, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Khu vườn chiều thu được tả bằng những màu sắc: xanh nhung, vàng rực, xanh thăm thẳm, vàng rượi.
Phần 1 2
Advertisements (Quảng cáo)
Trả lời câu hỏi 2 phần 1 trang 148
Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con” và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong vườn thu gợi cho em cảm giác gì?
Em đọc kĩ đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con”, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Những âm thanh trong vườn thu gợi cho em cảm giác thanh bình, yên ả.
Phần 1 3
Trả lời câu hỏi 3 phần 1 trang 149
Đọc đoạn từ “Hoa mướp” đến hết và trả lời câu hỏi:
Hai câu thơ: "Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi/ Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con.” giúp em hình dung điều gì về cuộc sống ở quê hương tác giả?
Em đọc kĩ đoạn từ “Hoa mướp” đến hết, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Hai câu thơ giúp em hình dung cuộc sống ở quê hương tác giả rất bình yên và gắn bó.
Phần 1 4
Trả lời câu hỏi 4 phần 1 trang 149
Đọc đoạn từ “Hoa mướp” đến hết và trả lời câu hỏi:
Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Em đọc kĩ đoạn từ “Hoa mướp” đến hết, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, nhớ nhung quê hương.
Phần 2
Trả lời câu hỏi phần 2 trang 149
Chia sẻ với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá có trong bài thơ “Chiều thu quê hương”.
Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Em chia sẻ với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá có trong bài thơ “Chiều thu quê hương”.
Ví dụ: hình ảnh Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao.