Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 trang 87 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi 1 trang 87 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu văn, đoạn văn sau? Vì sao?...

Em đọc kĩ các câu văn, đoạn văn để điền dấu gạch ngang vào vị trí phù hợp và giải. Trả lời Câu hỏi 1 trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Bài 1: Luyện tập về dấu gạch ngang.

Câu hỏi/bài tập:

Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu văn, đoạn văn sau? Vì sao?

a. Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

Theo Việt Bằng

b. Với quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ có độ cao trung bình vào khoảng 800 đến 1000 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù.

Theo Hà Giang

c. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là:

Ô Quan Chưởng;

Ô Cầu Giấy;

Ô Cầu Dền;

Ô Đống Mác;

Ô Chợ Dừa.

Theo Hải Minh

d. Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân:

Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào!

Ông nội mỉm cười:

Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ.

Quân nhanh nhảu đáp lời ông:

Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ.

Theo Hương Ngọc Lan

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Em đọc kỹ các câu văn, đoạn văn để điền dấu gạch ngang vào vị trí phù hợp và giải thích.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

=> Phong Nha – Kẻ Bàng là một liên danh nên cần sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh.

b Mẫu Sơn - vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù.

=> Vì cần sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích về Mẫu Sơn.

c. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là:

- Ô Quan Chưởng;

- Ô Cầu Giấy;

- Ô Cầu Dền;

- Ô Đống Mác;

- Ô Chợ Dừa.

=> Vì cần dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

d. Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân:

- Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào!

Ông nội mỉm cười:

- Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ.

Quân nhanh nhảu đáp lời ông:

- Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ.

=> Vì cần dùng dấu gạch ngang để để đánh dấu trực tiếp lời nói của nhân vật.