Câu hỏi/bài tập:
Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 92 và các gợi ý:
a. Câu mở đầu. Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.
b. Các câu tiếp theo: Tình cảm, cảm xúc của em:
– Về nội dung.
+ Một nhân vật, sự việc quan trọng gây ấn tượng với em.
+ Về kết thúc của câu chuyện.
+?
– Về lời kể chuyện.
- ?
Advertisements (Quảng cáo)
– Về ý nghĩa câu chuyện:
+ Bài học rút ra từ một nhân vật hay từ câu chuyện.
+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đề cập đến.
+?
c. Câu kết thúc: Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.
Em tiến hành viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 92 và các gợi ý.
Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.