Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2 trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng...

Câu hỏi 2 trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu. Lưu ý: – Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về...

Em đóng vai hướng dẫn viên, giớ thiệu về làng nghề dựa vào gợi ý Hướng dẫn giải Câu 2 trang 89 - Bài 2: Giới thiệu về một làng nghề Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi 2 trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu.

Lưu ý:

– Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về làng nghề.

+ Tên làng nghề

+ Địa chỉ

+ Sản phẩm

+ Cách làm ra sản phẩm

+ ?

– Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ....

Advertisements (Quảng cáo)

– Sử dụng tranh ảnh, vật thật,... hỗ trợ để nội dung giới thiệu có sức hấp dẫn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đóng vai hướng dẫn viên, giớ thiệu về làng nghề dựa vào gợi ý.

Answer - Lời giải/Đáp án

Làng Bát Tràng nằm bên ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông – Nam.

Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một làng nghề làm gốm sứ truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã sáng tạo nên những bộ ấm chén, bát đĩa cũng như những chậu qua, cây cảnh tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa và khiến cho những ai đã từng đến đây không thể không nán lại mà trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống của dân tộc.

Gốm sứ của làng Bát Tràng hết sức độc đáo, quá trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ngoài ra, trong công đoạn tạo cốt gốm cũng có nhiều bước nhỏ như: Trước tiên là cách chọn đất, tiếp đến là xử lý và pha chế đất, tạo hình dạng sản phẩm theo ý muốn và sau cùng là phơi sấy, sửa sang lại hình dạng. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Có một điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm sứ Bát Tràng.

Là một trong những nơi cung cấp những đồ gốm sứ cho cả nước, những sản phẩm của Bát Tràng luôn đậm chất riêng và nổi bật với chất men trong từng sản phẩm. Với màu men phổ biến như màu búp dong, có màu trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt, ở Bát Tràng có loại men lý, men nho, loại men này có màu sắc gần giống như màu ngọc thạch, nên nhiều người thường gọi là men ngọc. Bên cạnh đó, men rạn cũng là sự kết hợp của rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng tạo nên sự hòa hợp khá độc đáo. Vậy nên, những sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng luôn đẹp mắt, sáng bóng và những hình thái, sắc nét họa tiết trên sản phẩm luôn được giữ gìn qua thời gian mà lo bị hỏng hay vỡ nét.

Với những ai đã từng có dịp ghé thăm làng nghề Bát Tràng thì không thể không bỏ qua những sản phẩm mà những nghệ nhân nơi đây làm ra và đây là một trong những món quà ý nghĩa và sang trọng cho người thân yêu, bạn bè.