Trả lời câu hỏi 2 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu:
Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:
– Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!
Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:
– Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
Hạnh Nguyễn
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?
b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.
- Tả đặc điểm của người, vật.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
- ?
c. Cùng bạn trao đổi:
– Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?
– Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?
Advertisements (Quảng cáo)
a. Em đọc kĩ hai câu văn đầu tiên của đoạn văn để tìm câu trả lời.
“Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.”
b. Em đọc kĩ đoạn văn và so sánh với câu chuyện ban đầu để tìm ra các chi tiết mà bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào.
c. Em suy nghĩ và trao đổi với bạn.
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc 5.
b.
- Tả đặc điểm của người, vật: lưỡi rìu cũ kĩ.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật:
+ Thưa cụ
+ Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng.
+ Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”.
+ Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện: reo lên
c.
– Những chi tiết viết thêm có tác dụng giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
– Những chi tiết không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.