Câu 1
Đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
G:
Hiểu về Quyền trẻ em là bộ sách gồm 10 tập được phát hành năm 2019. Có thể coi bộ sách là bản Tuyên ngôn về Quyền trẻ em với 10 nguyên tắc. Mỗi một tập sách sẽ chuyển tải một nguyên tắc thông qua một câu chuyện thú vị cùng những hình về ngộ nghĩnh, đáng yêu. Thông điệp gửi đi từ bộ sách là: Loài người phải dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
Bài báo Trại Thiếu nhi Quốc tế A-tếch - niềm ước mơ của thiếu nhi thế giới viết về một trại hè quốc tế có lịch sử hàng trăm năm, được tổ chức hằng năm bên bờ Biển Đen. Trại hè A-tếch là nơi giao lưu, chia sẻ của những trẻ em có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều lĩnh vực: học tập văn hoá, thể thao và các ngành nghệ thuật. Đã có nhiều trẻ em Việt Nam được tham gia trại hè này.
Em đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
Em đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
Ví dụ: Sách Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em - Nguyễn Đức Khuông, Phan Văn Hùng
Câu 2
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên sách báo: |
Tác giả: |
Ngày đọc: |
Nội dung chính hoặc những thông tin chính của sách báo: |
||
Chi tiết ấn tượng trong sách báo giúp em mở rộng hiểu biết: |
||
Suy nghĩ, cảm xúc của em về vấn đề được nêu trong sách báo: |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Em viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên sách báo: Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em |
Tác giả: Nguyễn Đức Khuông, Phan Văn Hùng |
Ngày đọc: 7/3/2025 |
Nội dung chính hoặc những thông tin chính của sách báo: Bộ sách gồm 5 cuốn từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi cuốn trong từng lớp gồm 5 chủ đề: Em là học sinh, Gia đình, Đất nước, cộng đồng, Nhà trường, Ý kiến của em. Ở mỗi chủ đề tác giả đưa ra những tác phẩm văn học, những hình ảnh có nội dung liên quan đến nội dung các điều luật và đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu. Trong mục Chia sẻ cùng bạn ở phần cuối các chủ đề, tác giả trích dẫn một số điều trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 để các em học sinh, các thầy cô dễ theo dõi. |
||
Chi tiết ấn tượng trong sách báo giúp em mở rộng hiểu biết: Bộ sách gồm 5 cuốn từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi cuốn trong từng lớp gồm 5 chủ đề: Em là học sinh, Gia đình, Đất nước, cộng đồng, Nhà trường, Ý kiến của em. |
||
Suy nghĩ, cảm xúc của em về vấn đề được nêu trong sách báo: Quyền và bổn phận của trẻ em được quy định tại chương II trong Luật Trẻ Em, được Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016. Việc phổ biến Luật trẻ em và hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em, học sinh hiểu biết về quyền và bổn phận của mình là việc cần thiết. Qua đó cuốn sách, em hình thành được ý thức, biết được suy nghĩ, hành động của mình đối với bạn bè, gia đình, nhà trường là đúng hay sai, để tự điều chỉnh lối sống của mình. |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 3
Trao đổi với bạn về những thông tin mới trong sách báo em đã đọc.
Advertisements (Quảng cáo)
Em trao đổi với bạn về những thông tin mới trong sách báo em đã đọc.
Ví dụ:
Quyền và bổn phận của trẻ em được quy định tại chương II trong Luật Trẻ Em, được Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016. Việc phổ biến Luật trẻ em và hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em, học sinh hiểu biết về quyền và bổn phận của mình là việc cần thiết. Qua đó cuốn sách Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em, em hình thành được ý thức, biết được suy nghĩ, hành động của mình đối với bạn bè, gia đình, nhà trường là đúng hay sai, để tự điều chỉnh lối sống của mình.
Vận dụng
Chia sẻ với người thân về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
Em chia sẻ với người thân về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
– Quyền của trẻ em được quy định tại Điều 12 đến Điều 36 Luật trẻ em 2016 như sau:
+ Quyền được sống
+ Quyền được khai sinh
+ Quyền được chăm sóc tốt về sức khoẻ
+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Quyền được giáo dục
+ Quyền được vui chơi, giải trí
+ Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Quyền về tài sản
+ Quyền bí mật đời sống riêng tư
+ Quyền được sống chung với cha, mẹ
+ Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
+ Quyền được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ
+ Quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức
+ Quyền được ưu tiên, bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức
+ Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
+ Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em
+ Quyền được hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cha mẹ, gia đình
– Bổn phận của trẻ em được quy định từ Điều 37 đến Điều 41 Luật trẻ em 2016 như sau:
+ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
+ Bổn phận của trẻ em với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục khác
+ Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
+ Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
+ Bổn phận của trẻ em với bản thân