Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch...

Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây...

Em đọc kĩ các câu văn và nhớ lại đặc điểm về vị trí. Hướng dẫn Câu hỏi 2 trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Bài 21: Dấu gạch ngang.

Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Lê Quý Đôn – tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương – nổi tiếng ham học, thông minh, có trí nhớ tốt.

(Thế An)

b. Thế giới biết ơn những nhà phát minh đã góp phần thay đổi cuộc sống:

– Lát-xlô Bi-rô chế tạo nên bút bi.

– Lu-i Brai tìm ra chữ nổi dành cho người mù.

– Giôn Đun-lốp sáng chế ra lốp xe rỗng bơm hơi thay cho lốp cao su đặc.

(Bùi Diệp Anh)

c. Đến Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi thích thú ngắm nhìn động Thiên Đường kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.

(Đặng Đức)

Em đọc kỹ các câu văn và nhớ lại đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang để trả lời câu hỏi.

Advertisements (Quảng cáo)

a.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

b.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở đầu mỗi câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các ý liệt kê.

c.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: nối các từ ngữ trong một liên danh.

Ghi nhớ

Ngoài việc dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, đánh dấu các ý liệt kê, nối các từ ngữ trong một liên danh, dấu gạch ngang có thể được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.