Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Tìm ý. Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện,...

Tìm ý. Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, tác giả, . . . ) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện...

Em tiến hành tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm. Trả lời Câu hỏi 2 trang 112 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Bài 22: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm - cảm xúc về một câu chuyện.

Tìm ý.

Mở đầu: Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, tác giả,...) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

Triển khai

– Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

– Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện:

+ Nhân vật trong câu chuyện đáng yêu, đáng kính trọng,

+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực hoặc chứa dựng bài

+…

– Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện:

+ Yêu mến, ngưỡng mộ nhân vật.

+ Xúc động và thẩm thía trước những bài học có ý nghĩa,...

+…

Advertisements (Quảng cáo)

Kết thúc: Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.

Em tiến hành tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe dựa vào gợi ý.

- Mở đầu: Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Triển khai:

- Câu chuyện kể về sự gặp gỡ định mệnh giữa hai vị thần Lạc Long Quân và Âu Cơ. Họ kết hôn và kết quả là một bọc trứng với 100 người con. Lạc Long Quân, vị vua của vùng sông nước, không thích sống trên cạn, nên họ quyết định chia 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ trở thành vua Hùng, sáng lập nhà nước Văn Lang.

- Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

- Kết thúc: Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Advertisements (Quảng cáo)