Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn...

Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. G: Đoạn văn nêu tình cảm...

Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm. Soạn văn Câu hỏi 3 trang 109 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm - cảm xúc về một câu chuyện.

Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

G:

- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có mấy phần? Đó là những phần nào?

– Nội dung chính của mỗi phần là gì?

– Người viết thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện dựa vào gợi ý.

- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

Advertisements (Quảng cáo)

- Nội dung chính mỗi phần là:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.

+ Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

- Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung và tình tiết có trong câu chuyện. Đồng thời phải đồng cảm với nhân vật có trong truyện.

Ghi nhớ

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần:

– Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

– Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

– Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.