Nhận xét
Mỗi từ in đậm dưới đây nối những từ ngữ hoặc những câu nào với nhau? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:
a) Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.
- Từ vì nối ……với “trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì”.
- Từ mà nối “trăng sáng” với ............
- Từ như nối………..với…………..
b) Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?
- Từ nhưng nối câu 1 với …………….
- Từ để nối ………………..với……………
Em đọc kĩ các câu văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a) Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.
- Từ vì nối “Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên” với “trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì”.
- Từ mà nối “trăng sáng” với “lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì”.
- Từ như nối “lũ trẻ không nô đùa” với “mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.”
b) Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?
- Từ nhưng nối câu 1 với “các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?”
- Từ để nối “các bạn xem có nên sắp xếp lại” với “phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?”
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập Câu 1
Viết kết từ phù hợp trong các thẻ từ vào chỗ trống trong các câu sau:
và rồi vì để
a) Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi ........... rải vội lên đồng lúa.
b) Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ .......... hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi. ........... mến yêu Thanh.
c) Tôi không trả lời mẹ ............. tôi muốn khóc quá.
Em đọc kĩ các câu để điền kết từ phù hợp.
a) Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa.
b) Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
c) Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
Luyện tập Câu 2
Viết một đoạn văn ngắn nêu nhận xét của em về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông, trong đó có sử dụng một số kết từ. Gạch dưới kết từ trong đoạn văn của em.
Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp.
Em thấy cách ứng xử của bạn Thảo Vy rất hay vì bạn đã lựa chọn một cách ứng xử nhẹ nhàng và không gây mất đoàn kết. Thảo Vy không vì lớp 5A chặn không cho lớp mình xem cây trước mà nóng nảy đáp trả lại. Bạn ấy đã nhẹ nhàng sang lớp 5B thảo luận để đưa ra cách giải quyết vấn đề của cả 2 lớp.