Trang chủ Lớp 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa VBT Tiếng Việt 5 tập...

Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều: Cách dùng từ cho và biếu có gì giống và khác nhau?...

Em đọc kĩ các từ, giải nghĩa từ để nối vào nhóm phù hợp. Trả lời Nhận xét: Câu 1, 2; Luyện tập: Câu 1, 2 - Giải Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều - Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa. Nối các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp...

Nhận xét Câu 1

Nối các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ các từ, giải nghĩa từ để nối vào nhóm phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án


Nhận xét Câu 2

a) Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu:

b) Cách dùng từ cho biếu có gì giống và khác nhau?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Bạn Mai cho em một quyển truyện.

- Em biếu bà một giỏ na.

b.

- Điểm giống nhau: Các từ biếu, cho đều là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả.

- Điểm khác nhau: Sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng.

+ Từ “cho” thường dùng trong trường hợp người trên/lớn tuổi hơn trao cho người dưới/nhỏ tuổi hơn biểu thị sắc thái bình thường, thân mật.

+ Từ “biếu” thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/lớn tuổi hơn biểu thị sợ tôn trọng, thành kính.


Luyện tập Câu 1

Viết từ đồng nghĩa với mỗi từ học trò, siêng năng, giỏi vào bảng sau:

Advertisements (Quảng cáo)

Học trò

Siêng năng

Giỏi

M: chăm chỉ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và tìm từ đồng nghĩa phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

Học trò

Siêng năng

Giỏi

Học sinh, học viên...

Chăm chỉ, cần cù,..

Xuất sắc, tốt,...


Luyện tập Câu 2

a) Gạch chân những từ có nghĩa giống từ mang trong đoạn văn sau:

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

b) Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không.Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

b) Việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp. Vì để tránh lặp từ và để phù hợp với từng ngữ cảnh, cách thức hành động.