Bài 1
Đặt tính rồi tính
a) 416 067 + 874 125 b) 608 341 – 276 303
c) 32 019 x 7 d) 82 984 : 41
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau và tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- Với phép chia: Đặt tính và chia lần lượt từ trái qua phải.
Bài 2
a) Tính nhẩm:
b) Lấy một ví dụ và nói cho bạn nghe cách thực hiện nhân một số với 10, 100, 1000, ...; chia một số cho 10, 100, 1000, ...
- Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, …. cho 10, 100, 1000, … ta bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó.
a)
67 x 10 = 670 18 x 100 = 1 800 100 x 129 = 12 900
67 x 100 = 6 700 18 x 1 000 = 18 000 1 000 x 16 = 16 000
5 240 : 10 = 524 117 300 : 10 = 11 730 880 000 : 100 = 8 800
52 400 : 100 = 524 117 300 : 100 = 1 173 880 000 : 1 000 = 880
b) Ví dụ:
103 x 100 = 10 300
245 000 : 1 000 = 245
Cách thực hiện nhân một số với 10, 100, 1 000,…; chia một số cho 10, 100, 1 000,…:
- Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, …. cho 10, 100, 1000, … ta bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó.
Bài 3
Tìm thành phần chưa biết của mỗi phép tính sau:
a)
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
b)
- Muốn tìm một thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
a) 150 + .... = 213
213 – 150 = 63
360 - ...... = 259
360 – 259 = 101
.... – 81 = 265
265 + 81 = 346
b) 56 x .... = 560
560 : 56 = 10
Advertisements (Quảng cáo)
8 700 : ....... = 87
8 700 : 87 = 100
........... : 1 000 = 79
79 x 1 000 = 79 000
Bài 4
Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
a) 34 x 3 + 28 = 102 + 28
= 130
b) 223 – 23 x 5 = 223 – 115
= 108
c) 354 : 6 – 264 : 12 = 59 – 22
= 37
d) (18 + 37) x 24 = 55 x 24
= 1 320
e) (256 + 64) : 16 = 320 : 16
= 20
g) (121 – 88) : 11 = 33 : 11
= 3
Bài 5
Mẹ Oanh đi siêu thị mua 3 bộ quần áo trẻ em và 1 bộ quần áo người lớn hết 370 000 đồng. Tính số tiền mua mỗi bộ quần áo trẻ em, biết rằng 1 bộ quần áo người lớn có giá bán 115 000 đồng và giá tiền mua mỗi bộ quần áo trẻ em là như nhau.
- Tính số tiền mua 3 bộ quần áo trẻ em = Số tiền mẹ Oanh mua quần áo – số tiền mua 1 bộ quần áo người lớn.
- Tính số tiền mua một bộ quần áo trẻ em = Số tiền mua 3 bộ quần áo trẻ em : 3.
Tóm tắt:
3 bộ quần áo trẻ em và 1 bộ quần áo người lớn: 370 000 đồng
1 bộ quần áo người lớn: 115 000 đồng
Mỗi bộ quần áo trẻ em: .?. đồng.
Bài giải
Mua 3 bộ quần áo trẻ em hết số tiền là:
370 000 – 115 000 = 255 000 (đồng)
Mua 1 bộ quần áo trẻ em hết số tiền là:
255 000 : 3 = 85 000 (đồng)
Đáp số: 85 000 đồng
Bài 6
Viết các số từ 1 đến 9 vào ô trống (mỗi số chỉ dùng một lần) sao cho tổng các số ở hàng dọc và hàng ngang đều là số lẻ:
Đặt các số từ 1 đến 9 vào các ô sao cho mỗi hàng ngang hoặc hàng dọc đều có 2 số chẵn và 1 số lẻ hoặc 3 số lẻ (mỗi số chỉ dùng một lần).
Để tổng các số ở hàng dọc và hàng ngang đều là số lẻ thì mỗi hàng dọc hoặc hàng ngang đều có 2 số chẵn và 1 số lẻ hoặc 3 số lẻ (mỗi số chỉ dùng một lần).
Lưu ý: Học sinh có thể đặt các số theo cách khác sao cho thỏa mãn yêu cầu ở đề bài.