Câu hỏi/bài tập:
a) Đọc ví dụ sau rồi nói cho bạn nghe cách thực hiện:
Ví dụ: Quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{5}{4}\)
Vì 3 x 4 = 12 nên ta chọn 12 làm mẫu số chung.
Ta có: \(\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 4}}{{3 \times 4}} = \frac{8}{{12}}\) và \(\frac{5}{4} = \frac{{5 \times 3}}{{4 \times 3}} = \frac{{15}}{{12}}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{5}{4}\) ta được \(\frac{8}{{12}}\) và \(\frac{{15}}{{12}}\).
b) Quy đồng mẫu số hai phân số:
\(\frac{1}{4}\) và \(\frac{5}{3}\)
\(\frac{3}{5}\) và \(\frac{4}{7}\)
\(\frac{3}{{10}}\) và \(\frac{7}{9}\)
Cách thực hiện:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
a) Cách quy đồng mẫu số:
Advertisements (Quảng cáo)
- Chọn mẫu số chung
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
b)
+) \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{5}{3}\)
Mẫu số chung là 12.
Ta có: \(\frac{1}{4} = \frac{{1 \times 3}}{{4 \times 3}} = \frac{3}{{12}}\) và \(\frac{5}{3} = \frac{{5 \times 4}}{{3 \times 4}} = \frac{{20}}{{12}}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{5}{3}\) ta được \(\frac{3}{{12}}\) và \(\frac{{20}}{{12}}\).
+) \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{4}{7}\)
Mẫu số chung là 35.
Ta có: \(\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 7}}{{5 \times 7}} = \frac{{21}}{{35}}\) và \(\frac{4}{7} = \frac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \frac{{20}}{{35}}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{4}{7}\) ta được \(\frac{{21}}{{35}}\) và \(\frac{{20}}{{35}}\).
+) \(\frac{3}{{10}}\) và \(\frac{7}{9}\)
Mẫu số chung là 90.
Ta có: \(\frac{3}{{10}} = \frac{{3 \times 9}}{{10 \times 9}} = \frac{{27}}{{90}}\) và \(\frac{7}{9} = \frac{{7 \times 10}}{{9 \times 10}} = \frac{{70}}{{90}}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{3}{{10}}\) và \(\frac{7}{9}\) ta được \(\frac{{27}}{{90}}\) và \(\frac{{70}}{{90}}\).