Trong các ý sau đây, ý nào nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?
3.1. Cư dân Đông Nam Á phát triển một số nghề thủ công truyền thống: đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm,...
3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ.
3.3. Đến thế kỉ VII, lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam,...
3.4. Ở Thái Lan đã phát hiện một số đèn đồng kiều La Mã.
3.5. Một số hải cảng sầm uất như Óc Eo, Ta-cô-la,.....
3.6. Tiền vàng La Mã được phát hiện tại di chỉ Óc Eo.
3.7. Đông Nam Á là “cái nôi” của văn mình lúa nước.
Dựa vào nội dung bài 11 SGK
Ý nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên là:
Advertisements (Quảng cáo)
3.1. Cư dân Đông Nam Á phát triển một số nghề thủ công truyền thống: đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm,...
=> để buôn bán giao lưu với các nước bên ngoài
3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ.
=> Chứng tỏ có sự giao lưu văn hóa với Ấn Độ
3.4. Ở Thái Lan đã phát hiện một số đèn đồng kiểu La Mã.
=> Có sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài nên có đèn đồng kiểu La Mã
3.5. Một số hải cảng sầm uất như Óc Eo, Ta-cô-la,.....
=> Các hải cảng này đóng vai trò là nơi trung chuyển hàng hóa, trạm dừng chân của các thuyền buôn.
3.6. Tiền vàng La Mã được phát hiện tại di chỉ Óc Eo.
=> Cho thấy sự giao lưu buôn bán với bên ngoài, thậm chí là các nước tận địa Trung Hải nên mới có tiền vàng La Mã
3.3 Đến thế kỉ VII, lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam,...
=> Không nói về sự giao thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á