Đọc lại bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm đến Đường có từ ngày đó) trong SGK (tr. 40 - 41) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?
Đọc kĩ bài thơ
Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con mà các sự vật, hiện tượng như mặt trời, cỏ cây, hoa, chim, làn gió, sông, biển, cá tôm, cánh buồm, đám mây, con đường,... được sinh ra.
Câu 2
Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tụ từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
Tìm và nêu tác dụng
Những biện pháp tụ từ nhà thơ sử dụng để miêu tả thiên nhiên và tác dụng của những biện pháp tu từ đó:
Advertisements (Quảng cáo)
- Biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ Cây cao bằng gang tay/ Lá cỏ bằng sợi tóc / Cái hoa bằng cái cúc gợi cảm giác mọi sự vật đều nhỏ bé, xinh xắn, dễ thương và rất đỗi gần gũi với thế giới trẻ thơ.
- Biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ Tiếng hát trong bằng nước/ Tiếng hát cao bằng mây có tác dụng giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.
- Biện pháp tu từ nhân hoá trong dòng thơ Những làn gió thơ ngây khiến làn gió mang về đáng yêu, hồn nhiên của trẻ thơ.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ trong những dòng thơ Biển có từ thuở đó/ Biển thì sinh ý nghĩ/ Biển sinh cá sinh tôm/ Biển sinh những cánh buồm nhấn mạnh sự hào phóng của thiên nhiên trong việc tạo sinh vạn vật để nuôi dưỡng, khơi gợi những ước mơ, khát vọng của trẻ con.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đã nhấn mạnh ý: trẻ em được sống trong một thế giới tuyệt đẹp, vạn vật được sinh ra là để dành cho trẻ em. Và vì trẻ em mà dâng hiến hết mình, dành tặng những gì đẹp đẽ, đáng yêu nhất.
Câu 3
Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?
Đọc kĩ bài thơ
Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi rằng: trẻ thơ được yêu thương, dành tặng những gì đẹp đẽ nhất. Vì vậy, các em cũng cần có ý thức, trách nhiệm và biết trân trọng những gì mình nhận được.