Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:...

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín...

Đọc kĩ văn bản Hướng dẫn giải Câu 6 - Giải bài tập Đọc trang 27 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

(Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi (TCB), Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục)

Advertisements (Quảng cáo)

a. Tác giả có thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong VB. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ văn bản

Tìm ra hình ảnh và dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ để chỉ ra tình cảm của tác giả

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đoạn thơ tác giả thể hiện tình cảm gián tiếp: "Khi con tu hú gọi bầy.... tan phòng, hè ôi”.

* Giải thích: dựa vào việc tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng náo nức của tác giả khi nghe được những thanh âm đặc trưng của mùa hè.

Đoạn thơ tác giả thể hiện tình cảm trực tiếp: "Ta nghe hè dậy bên lòng… tu hú ngoài trời cứ kêu”

* Giải thích:

- Sử dụng một số từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tác giả “ngột”, “chết”, ”uất thôi”

- Sử dụng một số từ ngữ câu cảm thán như “hè ôi”, “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

=> Sự đối lập giữa căn phòng chật chội và không gian đầy sức sống bên ngoài. Tác giả cảm nhận rất rõ cái không gian bên trong phòng giam ngột ngạt. Trong hoàn cảnh đó, tiếng chim tu hú từ bên ngoài vọng vào phòng giam càng khiến cho không gian ấy trở nên ngột ngạt, bức bối. Đến nỗi người trong tù phải cất lên tiếng kêu và thể hiện khao khát hành động đập phá, tháo cũi, sổ lồng.