Trên một trục số gốc O, hai điểm A và B lần lượt biểu diễn hai số nguyên a và b.
a) Hãy tính khoảng cách AB trong mỗi trường hợp sau đây:
·a = 3 và b = 7;
·a = -3 và b = 7;
·a = -7 và b = -3;
b) Tại sao có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b.
HD:Với mọi trường hợp sau, hāy vẽ hình minh họa (trên trục số nằm ngang với chiều dương từ trái sang phải) và chú ý rằng điểm biểu diễn số nguyên âm nằm cách gốc O một khoảng bằng -a (chằng hạn điểm -3 nằm cách gốc O một khoảng bằng 3 =-(-3):
·Điểm O trùng với một trong hai điểm A và B.
·Điểm O nằm giữa hai điểm A và B
·Điểm O nằm trưóc (bên phải) cả hai điểm A và B
· Điểm O nằm sau (bên trái) cả hai điểm A và B.
Biểu diễn các số trên trục số
a)
+ Với a = 3 và b = 7 thì AB = 7 – 3 = 4
Advertisements (Quảng cáo)
+ Với a = -3 và b = 7 thì AB = 7 – (-3) = 11
+ Với a = -3 và b = -7 thì AB = (-3) – (-7) = 4
b) Ta xét các trường hợp sau:
+ Điểm O trùng điểm A: Khi đó, a = 0 nên AB = OB = b = b – 0 = b – a
+ Điểm O trùng điểm B . Khi đó, b = 0, mà a < 0 nên AB = AO = OA = -a = 0 – a = b – a
+ Điểm O nằm giữa A và B. Khi đó, a < 0 < b
Vì A biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a; B biểu diễn số nguyên dương nên OB = b.
Ta có: O nằm giữa A và B nên AB = OB + OA = b + (-a) = b – a
+ Điểm A nằm giữa O và B:
Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên dương nên OA = a, OB = b
Ta có A nằm giữa O và B nên AO + AB = OB nên AB = OB – AO = b – a
+ Điểm B nằm giữa A và O
Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a ; OB = -b
Ta có B nằm giữa A và O nên AB + BO = AO nên AB =AO – BO = -a – (-b) = b –a .
Vậy ta có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b.