1. Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân?
2. Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?
Câu 1
Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân?
(A) Hình (1) (B) Hình (2)
(C) Hình (3) (D) Hình (4)
Hình thang cân có 2 cạnh đáy song song, 2 cạnh bên bằng nhau
Trong các hình trên ta thấy hình (2) là hình thang cân vì có hai đáy song song với nhau và hai cạnh bên bằng nhau.
Đáp án: B
Câu 2
Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?
(A) Hình (1) (B) Hình (2)
(C) Hình (3) (D) Hình (4)
Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song
Trong các hình trên ta thấy hình (4) là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau.
Đáp án: D
Câu 3
Khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong hình chữ nhật:
(A) Bốn góc bằng nhau và bằng 60o;
(B) Hai đường chéo không bằng nhau;
(C) Bốn góc bằng nhau và bằng 90o;
(D) Hai đường chéo song song với nhau.
Các đặc điểm của hình chữ nhật
Trong hình chữ nhật có bốn góc bằng nhau và bằng 90o
Đáp án: C
Câu 4
Khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong hình lục giác đều:
(A) Các góc bằng nhau và bằng 90o;
(B) Đường chéo chính bằng đường chéo phụ;
(C) Các góc bằng nhau và bằng 60o;
(D) Các đường chéo chính bằng nhau
Các đặc điểm của hình lục giác đều
Trong hình lục giác đều có các đường chéo chính bằng nhau.
Đáp án: D
Câu 5
Khẳng định nào sau đây là sai?
(A) Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau;
(B) Hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau;
(C) Trong hình thoi, các góc đối không bằng nhau;
(D) Trong hình chữ nhật, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Các đặc điểm của hình vuông; hình thang cân; hình thoi; hình chữ nhật
Trong hình thoi, các góc đối bằng nhau nên đáp án C sai.
Đáp án: C
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 6
Hình vuông có cạnh 10cm thì chu vi của nó là:
(A) 100 cm2 (B) 40 cm;
(D) 40 cm2 (D) 80 cm.
Chu vi hình vuông cạnh a (cm) là C=4a (cm)
Chu vi hình vuông cạnh 10cm là:
4 . 10 = 40 (cm)
Đáp án: B
Câu 7
Hình chữ nhật có diện tích 800 m2 , độ dài một cạnh là 40m thì chu vi của nó là:
(A) 100 m; (B) 60 m
(C) 120 m (D) 1 600 m.
*Hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng là a,b thì:
+ Diện tích S=a.b
+ Chu vi C= 2.(a+b)
*Tính độ dài 1 cạnh
* Tính chu vi
Độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật là:
800: 40 = 20 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
2. (40 + 20) = 120 (m)
Đáp án: C
Câu 8
Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 6cm, 8cm thì diện tích của nó là:
(A) 48 cm2 (B) 14 cm2
(C) 7 cm2 (D) 24 cm2
Diện tích hình thoi có 2 đường chép là m,n là S=\(\frac{1}{2}.m.n\)
Diện tích hình thoi là:
S=\(\frac{1}{2}.6.8\)=24 ( cm2)
Đáp án: D
Câu 9
Hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 10 cm và chiều cao tương ứng bằng 5 cm thì diện tích của hình bình hành đó là:
(A) 50 cm; (B) 50 cm2
(C) 25 cm2 (D) 30 cm2
+Hình bình hành có độ dài 1 cạnh là a; chiều cao tương ứng là h thì có diện tích là: S=a.h
+Chú ý đơn vị đo diện tích
Diện tích của hình bình hành đó là:
10. 5 = 50 (cm2)
Đáp án: B
Câu 10
Hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 4cm, 10cm và chiều cao bằng 4cm thì diện tích của hình thang cân đó là:
(A) 14 cm2 (B) 56 cm2
(C) 28 cm2 (D) 160 cm2
Hình thang có độ dài 2 đáy là a,b; chiều cao h thì có diện tích là S=\(\frac{1}{2}. (m+n).h\)
Diện tích hình thang cân là:
S=\(\frac{1}{2}. (4+10).4\)=28 (cm2 )
Đáp án: C