Nêu hai cách giải thích các phân số sau bằng nhau (dùng khái niệm bằng nhau và dùng tính chất)
a) \(\frac{{ - 15}}{{33}}\)và \(\frac{5}{{ - 11}};\)
b) \(\frac{7}{{ - 12}}\) và \(\frac{{35}}{{ - 60}};\)
c) \(\frac{{ - 8}}{{14}}\) và \(\frac{{12}}{{ - 21}}\)
Cách 1: Dùng định nghĩa bằng nhau:
Nếu \(a.d = b.c\) thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) ( với \(a,b,c,d \ne 0\))
Cách 2: Dùng tính chất
Advertisements (Quảng cáo)
Có thể sử dụng tính chất 1 và tính chất 2.
a) Cách 1: \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{5}{{ - 11}}\) vì \(( - 15).( - 11) = 33.5 = 165\)
Cách 2: \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{{ - 15:( - 3)}}{{33:( - 3)}} = \frac{5}{{ - 11}}\)
b) Cách 1: \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\) vì \(7.( - 60) = ( - 12).35 = - 420\)
Cách 2: \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{7.5}}{{\left( { - 12} \right).5}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\)
c) Cách 1: \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\) vì \(( - 8).( - 21) = 14.12 = 168\)
Cách 2: \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{ - 8:2}}{{14:2}} = \frac{{ - 4}}{7} = \frac{{\left( { - 4} \right).\left( { - 3} \right)}}{{7.\left( { - 3} \right)}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\)