Câu 1
Em hãy tìm hiểu Luật Trẻ em năm 2016 để hoàn thành bảng sau
Học sinh dựa vào kiến thức có trong SGK điền vào bảng trên
câu 2
Nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp.
Học sinh đọc kĩ và nối nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp
a-3, b-2, c-1, d-4
Câu 3
Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Câu 2. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em ?
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.
B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C. Quyền được sống chung với cha mẹ.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
Câu 3. Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
Câu 4. Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới
A. 18 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 15 tuổi.
D. 12 tuổi.
Câu 5. Quyền trẻ em không bao gồm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bí mật đời sống riêng tư
B. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
C. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích
B. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện
C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc
D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình
Học sinh đọc kĩ câu hỏi, sử dụng phương pháp loại trừ để lựa chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. C
Câu 2. B
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3. D
Câu 4. B
Câu 5. D
Câu 6. A
Câu 4
Hoàn thiện bảng ở trang 47. Những hành vi, việc làm sau đây đã thực hiện nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em? (Đánh dấu X vào những cột tương ứng)
Học sinh đọc các hành vi, việc làm và đánh dấu X vào các nhóm quyền tương ứng (quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia)
Câu 5
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Một nhóm trẻ lang thang không nơi nương tựa ở thành phố A được rất nhiều người cho đồ ăn uống hằng ngày. Cho rằng nhóm trẻ này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh địa bàn làm ăn của mình nên chủ cửa hàng ăn uống B đã cho người ra tay đánh đập các em, cấm nhóm trẻ trên tụ tập trong thành phố A và đuổi các em đi nơi khác kiếm sống.
a. Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên đã không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Vì sao?
b. Theo em, hành vi của chủ cửa hàng B trong tình huống trên đã xâm phạm đến quyền nào của trẻ em theo quy định của pháp luật?
c. Nếu chứng kiến tình huống như trên, em sẽ làm gì?
Học sinh đọc thông tin bên trên về các em nhỏ lang thang trong thành phố A và hành động đánh đập, xua đuổi của người dân trong thành phố đối với các em.
a. Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên không được hưởng quyền sống còn của trẻ em vì họ là trẻ không nơi nương tựa.
b. Theo em, hành vi của chủ cửa hàng B trong hình huống trên đã xâm phạm đến quyền bảo vệ của trẻ em theo quy định của pháp luật.
c. Nếu chứng kiến tình huống như trên em sẽ báo với người lớn hoặv cơ quan công an vào cuộc để giải quyết.
Câu 6
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng?
- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào?
Học sinh đọc tình huống về hành động, việc làm của bạn Hùng và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Theo em hành động và thái độ của Hùng như vậy là sai. Hùng không nên dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, đã không giúp mẹ mà còn giận dỗi mẹ.
- Nếu em là bạn của Hùng em sẽ khuyên Hùng không nên làm như vậy nữa, phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành.
Câu 7
Đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của bản thân.
1. Bản thân em đã được đảm bảo tốt các quyền nào và chưa được đảm bảo tốt các quyền nào? Vì sao? (Trả lời bằng cách hoàn thành bảng sau)
2. Hãy kể ra những việc làm em đã thực hiện tốt hoặc chưa thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em (Gợi ý giải bằng cách hoàn thành bảng sau.)
3. Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.
Học sinh liên hệ bản thân
1. HS tự điền bảng
2. Hs tự điền bảng
3. Những việc em sẽ làm để thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo
- Lễ phép với người lớn
- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.