- Quan sát các bức ảnh trong SGK trang 46 và hoàn thành bảng sau:
- Chia sẻ cảm xúc của em khi được nghe kể (hoặc khi xem những đoạn phim, hình ảnh) về cuộc sống khó khăn của người dân ở vùng bị thiên tai.
Em dựa vào hiểu biết, tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập và nói lên cảm xúc của mình.
- Hình 1: Sạt lở.
Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sập…
- Hình 2: Lũ lụt.
Advertisements (Quảng cáo)
Lũ lụt thường xảy ra khi có lượng mưa lớn và kéo dài ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hoá mạnh, kết cấu kém.
- Hình 3: Bão
Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự li giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m).
- Cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra:
+ Trước thiên tai, lập kế hoạch (Quan sát xung quanh xem nơi mình sống có nằm trong các hiện tượng thiên tai trên kia hay không.)
+ Tìm các tuyến đường di tản khẩn và tốt nhất để rời khỏi nhà và thoát khỏi thiên tai trong khu vực bạn sinh sống.
+ Chuẩn bị trong thiên tai những vật dụng thiết yếu như nước, đồ ăn liền, hộp sơ cứu, trang phục thiết yếu, dụng cụ và vật dụng khẩn cấp…
+ Sau thiên tai: Kiểm tra các đường dây điện bị đứt, bình gas, cảnh giác loài vật hoang, mặc đồ bảo hộ khi lau dọn…
Khi nghe kể về cuộc sống khó khăn của người dân ở vùng bị thiên tai: em cảm thấy rất buồn và lo lắng cho họ. Em mong rằng mọi người đều giữ gìn sức khỏe và luôn được an toàn.