I. Phép trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a−b=a+(−b)
Ví dụ5: 8−9=8+(−9)=−(9−8)=−1.
II. Quy tắc dấu ngoặc
Trong trường hợp đơn giản:
+) Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc.
+) Phép trừ được chuyển thành phép cộng nên nếu biểu thức có phép trừ ta cũng gọi là một tổng.
Ví dụ 1:
3+(−7)=3−7(−1)−(−6)=−1+6(−2)−(−5)+(−3)=−2+5−3
2. Quy tắc dấu ngoặc
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;
Advertisements (Quảng cáo)
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: Dấu “+” thành dấu “-”, dấu “-” thành dấu “+”.
Chú ý:
Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:
+) Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.
+) Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Khi đặt dấu ngoặc, nếu trước dấu ngoặc là dấu “ - ” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Ví dụ 2: Tính tổng
a)
(−43567−123)+43567=−43567−123+43567=(−43567)+43567−123=0−123=−123
b)
561−(521−43+561)=561−(521−43+561)=561−521+43−561=561−561−521+43=−521+43=−478
c)
55−95−5=(55−95)−5=55−(95+5)=−45