Câu 1
Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ ” thanh”. Cách viết đúng là:
(A) X = {t; h; a; n; h}.
(B) X = {t; h; n};
(C) X= {t; h; a; n}.
(D) X = {t; h; a; n; m}.
Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn{}, cách nhau bởi dấu chấm phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý
X = {t; h; a; n}.
Đáp án: C
Câu 2
Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:
(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.
(C) X= {x ∈ N | x < 5}.
(D) X = {x ∈ N | x ≤ 5}.
Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn{}, cách nhau bởi dấu chấm phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý
(C) sai vì thiếu phần tử 5
Đáp án: C
Câu 3
Cách viết nào sao đây là sai:
(A) a + b = b + a.
(B) ab = ba.
(C) ab + ac = a(b + c).
(D) ab - ac = a(c - b).
Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
(D) sai vì ab - ac=a(b-c)
Đáp án: D
Câu 4
Nhẩm xem kết quả phép tính nào dưới đây là đúng:
(A) 11 . 12 = 122.
(B) 13 . 99 = 1170.
(C) 14 . 99 = 1386.
(D) 45 . 9 = 415.
- Nhân 1 số có 2 chữ số với 11, ta giữ nguyên 2 chữ số của số đó và xen tổng của 2 chữ số đó vào giữa
Advertisements (Quảng cáo)
- Nhân 1 số với 99, ta nhân số đó với 100 rồi trừ đi số đó
14 . 99 = 1386.
Đáp án: C
Câu 5
ƯCLN(18, 24) là:
(A) 24
(B) 18
(C) 12
(D) 6
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Ta có:
18 = 2 . 32
24 = 23 . 3
ƯCLN(18,24)=2.3=6
Đáp án:D
Câu 6
BCNN(3, 4, 6) là:
(A) 72
(B) 36
(C) 12
(D) 6
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó.
Tích đó là BCNN phải tìm.
3 = 3
4 =22
6 = 2.3
BCNN(3,4,6) = 22 . 3 = 12
Đáp án: C