Trang chủ Lớp 6 Toán 6 sách Kết nối tri thức Giải Bài 2.45 trang 55 Toán 6 Kết nối tri thức với...

Giải Bài 2.45 trang 55 Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: Em rút ra kết luận gì?...

Tìm ƯCLN và BCNN của 2 số bằng cách phân tích 2 số ra thành tích các thừa số nguyên tố. Sau đó * Tìm ƯCLN. Phân tích và giải Bài 2.45 trang 55 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Luyện tập chung trang 54. Cho bảng sau: . . . a) Tìm các số thích hợp thay vào ô trống trong bảng;b) So sánh tích ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) và a. b. Em rút ra kết luận gì?...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho bảng sau:

a

9

34

120

15

2 987

b

12

51

70

28

1

ƯCLN(a,b)

3

?

?

?

?

BCNN(a,b)

36

?

?

?

?

ƯCLN(a,b) .BCNN(a,b)

108

?

?

?

?

a.b

108

?

?

?

?

a) Tìm các số thích hợp thay vào ô trống trong bảng;

b) So sánh tích ƯCLN(a,b) . BCNN(a,b) và a.b.

Em rút ra kết luận gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm ƯCLN và BCNN của 2 số bằng cách phân tích 2 số ra thành tích các thừa số nguyên tố. Sau đó

* Tìm ƯCLN:

Ta chọn ra các thừa số nguyên tố chung, lập tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất

* Tìm BCNN:

Ta chọn ra các thừa số chung và riêng, lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có bảng sau:

a

9

34

120

15

Advertisements (Quảng cáo)

2 987

b

12

51

70

28

1

ƯCLN(a, b)

3

17

10

1

1

BCNN(a, b)

36

102

840

420

2 987

ƯCLN(a, b) .BCNN(a, b)

108

1 734

8 400

420

2 987

a.b

108

1 734

8 400

420

2 987

Giải thích:

+) Ở cột thứ hai:

a = 34 = 2.17; b = 51 = 3.17

⇒ ƯCLN(a; b) = 17 ; BCNN(a; b) = 2.3.17 = 102.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 17.102 = 1 734.

a.b = 34. 51 = 1 734.

+) Ở cột thứ ba:

a = 120 =\(2^3.3.5\) ; b = 70 = 2.5.7

⇒ ƯCLN(a, b) = 2. 5 = 10 ; BCNN(a, b) =\(2^3.3.5.7\)= 840

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 10. 840 = 8 400.

a.b = 120. 70 = 8 400.

+) Ở cột thứ tư:

a = 15 =3.5; b =\(28 = 2^2.7\)

⇒ ƯCLN(a, b) = 1 ; BCNN(a, b) = \(2^2.3.5.7\)=420

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) =1. 420 = 420.

a.b = 15. 28 = 420.

+) Ở cột thứ năm:

a = 2 987; b = 1

⇒ ƯCLN(a; b) = 1 ; BCNN(a; b) = 2 987

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 1 . 2 987 = 2 987.

a.b = 2 987 . 1 = 2 987

b) ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b

Em rút ra kết luận: tích của BCNN và ƯCLN của hai số tự nhiên bất kì bằng tích của chúng.