Câu hỏi trang 47
Mở đầu
Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như thế nào? Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có điểm gì khác nhau? |
Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như sau: cung cấp cho vật nuôi chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…
Do đặc thù về độ tuổi, giới tính và mục đích nuôi của vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản mà biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc cũng có nhiều điểm khác nhau.
- Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như sau:
+ Nuôi dưỡng: cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi.
+ Chăm sóc: thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…
- Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có điểm khác nhau là:
Khám phá
Quan sát Hình 10.1 và cho biết nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc gì. |
Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc: cung cấp cho vật nuôi chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…
- Hình 10.1a: Cho vật nuôi ăn.
- Hình 10.1b: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
- Hình 10.1c: Tiêm phòng cho vật nuôi.
- Hình 10.1d: Tắm chải cho vật nuôi
Kết nối năng lực
Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? |
Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng vật nuôi bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức đề kháng bệnh năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi.
- Thừa dinh dưỡng sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.
- Thiếu dinh dưỡng thì tùy theo từng loại chất khoáng mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:
+ Thiếu Mn (mangan) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn.
+ Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh.
+ Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém.
+ Thiếu I (iod) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sựtổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút.
Câu hỏi trang 48
Khám phá
Quan sát Hình 10.2 và cho biết việc làm ở mỗi hình có tác dụng gì. |
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi con cần chú ý những điểm như: cho con non ăn thêm để bổ sung các chất thiếu hụt trong sữa mẹ, sưởi ấm cho vật nuôi con.
- Hình 10.1a: Cho bê con bú thêm sữa nhằm cho bê con có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể, giúp vật nuôi non chống lại bệnh tật.
- Hình 10.1b: Sưởi ấm cho gà con để tránh nhiễm lạnh, phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa cho vật nuôi con.
Câu hỏi trang 49
Khám phá
Đọc nội dung mục III kết hợp quan sát Hình 10.3, nêu ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi đực giống. |
- Vật nuôi đực giống là vật nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay lấy tinh để thụ tinh nhân tạo.
- Việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống giúp khả năng phối giống tốt và thế hệ sau có chất lượng tốt.
- Biện pháp của nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống: nuôi dưỡng tốt (cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng), chăm sóc tốt (tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…).
- Ý nghĩa: có vai trò hết sức quan trọng trong khả năng phối giống và ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của vật nuôi đời sau.
- Biện pháp:
+ Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
+ Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo hoặc quá gầy.
+ Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Tắm chải và cho vật nuôi vận động thường xuyên.
+ Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu về tác hại của đực giống quá béo hoặc quá gầy. |
Advertisements (Quảng cáo)
Tác hại của đực giống quá béo hoặc quá gầy: Ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng đàn con, sức đề kháng và chất lượng đàn con không tốt.
- Đực giống quá béo: phát sinh loạn dưỡng mỡ, con vật ể oải, nằm lỳ, dẫn tới phản xạ kém.
- Đực giống quá gầy: thiếu protein thì lượng số tinh trùng xuất ít, mật độ tinh trùng loãng, gây ra hiện tượng miễn cưỡng phối giống; thiếu các chất khoáng (Ca, P, Na) hay thiếu các sinh tố (A, E) đều làm tăng tỷ lệ tinh trùng kị hình tuyến sinh dục bị teo và con vật mất phản xạ sinh dục.
Câu hỏi trang 50
Khám phá
Đọc nội dung mục IV kết hợp quan sát Hình 10.4, nêu ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản. |
- Vật nuôi cái sinh sản là các con cái được nuôi để đẻ con (với gia súc) hay đẻ trứng (với gia cầm).
- Việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản giúp vật nuôi cái đẻ nhiều, thế hệ sau có chất lượng tốt.
- Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản: nuôi dưỡng tốt (cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng), chăm sóc tốt (tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…).
- Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và con non.
- Biện pháp:
+ Giai đoạn hậu bị: cho vật nuôi ăn ít hơn so với nhu cầu để chúng không quá béo và sẽ đẻ tốt; với gia cầm, ngoài hạn chế ăn còn phải hạn chế ánh sáng để chúng không đẻ quá sớm khi cơ thể còn quá bé.
+ Giai đoạn có chửa: cần cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. Con cái không được quá béo hoặc quá gầy.
+ Giai đoạn đẻ và nuôi con (tiết sữa) cần được cho ăn tự do theo nhu cầu để chúng tiết sữa được nhiều nhất, gia cầm đẻ nhiều trứng nhất.
Câu hỏi trang 51
Luyện tập
1. Chọn từ hoặc cụm từ in nghiêng: phòng bệnh, tập cho vật nuôi non ăn sớm, kháng thể để hoàn thành các câu sau: - Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý cho chúng uống sữa đầu ngày vì sữa đầu ngày vì sữa đầu có chất dinh dưỡng và ...(1)... - Cần ...(2)...để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. - Cần ...(3)...cho vật nuôi bằng cách tiêm vaccine, giữ vệ sinh sạch sẽ. |
(1). kháng thể.
(2). tập cho vật nuôi non ăn sớm.
(3). phòng bệnh.
2. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào? |
Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là: khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, chức năng của hệ tiêu hóa chưa tốt, miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.
Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn, cách chế biến thức ăn,....
Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là:
- Sự điều tiết thân nhiệt ở vật nuôi non chưa hoàn chỉnh, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
- Chức năng của hệ tiêu hóa của vật nuôi non chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.
Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn của vật nuôi non ít hơn, được chế biến thơm ngon, có độ mềm và kích thước phù hợp để vật nuôi thích ăn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
3. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản. |
Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có nhiều điểm khác nhau do đặc điểm độ tuổi, giới tính và mục đích nuôi giống khác nhau.
Vận dụng
Quan sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình hoặc địa phương em và cho biết những công việc nào đã làm tốt, công việc nào làm chưa tốt. Trao đổi với người thân và đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. |
Học sinh tự quan sát thực tế tại gia đình và địa phương, vận dụng kiến thức và khảo sát, ghi lại quá trình và đề xuất những biện pháp.
- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đã làm tốt:
+ Nhập con giống từ các cơ sở uy tín, an toàn dịch bệnh, không sử dụng các con giống không rõ nguồn gốc,… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh bùng phát, lây lan.
+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.
+ Chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP, chăn nuôi hữu cơ.
- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi chưa làm tốt:
+ Người dân còn thiếu kiến thức an toàn sinh học trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
+ Còn chủ quan, lơ là, chưa có biện pháp chủ động trong việc chăm sóc vật nuôi khi thời tiết rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng bất thường.
+ Việc vệ sinh chuồng nuôi chưa được thực hiện thường xuyên và đúng cách.
- Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
+ Tăng cường các công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người chăn nuôi trên địa bàn về các kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
+ Khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP trong nông hộ.
+ Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh chuồng trại của các cơ sở chăn nuôi.